Bà chủ trại gà Tám Lợi
Năm 1993 ở tuổi 30, vợ chồng bà có hoàn cảnh kinh tế rất eo hẹp. Bà cùng chồng xin đất đóng từng viên gạch đốt lò rồi xây lên căn nhà nhỏ rìa cánh đồng.
Chính căn hộ 15 m2 cấp 4 đã thôi thúc ước mơ phát triển kinh tế gia đình để xóa đói, giảm nghèo. Số vốn trong tay lúc đó của vợ chồng bà chỉ vỏn vẹn 1,2 vạn viên gạch. Bà nhận thấy nếu chỉ cấy lúa, trồng khoai thì rất khó thoát nghèo nên bà chọn chăn nuôi để bứt phá với phương thức lấy ngắn nuôi dài.
Bắt tay vào chăn nuôi bà chỉ đầu tư được 40 con gà thịt tương đương 1,2 triệu đồng. Từ đó bà nhanh cóng phát triển lên 70 con, 100 con, 200 con rồi 500 con. Đến năm 1997 nhờ chính quyền địa phương cùng ngành chuyên môn của huyện cho phép bà xây dựng trại gà thịt thương phẩm với quy mô 3.000 con trên diện tích 700 m2 đất ruộng.
Đến năm 2000, bà Tám xây dựng một trại lợn nái F1 với số lượng 100 con nhằm phát triển kinh tế cho gia đình mình và làm mô hình để giúp các hộ nông dân khác tự tin phát triển chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp.
Năm 2002, nhận thấy thị trường trong nước vẫn tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi từ nước ngoài (trứng Trung Quốc), bà thực hiện xây dựng trang trại nuôi gà đẻ trứng theo hướng công nghiệp. Việc đầu tư ban đầu gặp không ít khó khăn về kinh nghiệm, vốn, kỹ thuật, phương thức chăn nuôi…
Đầu năm 2004 đại dịch cúm gia cầm xảy ra và gia đình bà bị thiệt hại đáng kể. Không chịu thua lỗ, bà quyết tâm khắc phục và khôi phục lại đàn. Bà hăng hái học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm tái đàn từ các kỹ sư chăn nuôi, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch tiên tiến kết hợp với các kinh nghiệm sẵn có của cha ông (cho gà uống nước tỏi 1 lần/tuần).
Kết quả là trang trại đã khống chế được dịch cúm gia cầm không để dịch tái xuất hiện và trại gà của bà lại trở lại hoạt động bình thường vào cuối năm 2005. Nhờ nhanh nhạy trong chăn nuôi, áp dụng các công nghệ tiên tiến và nắm bắt được xu thế phát triển kinh tế, bà Tám chọn hướng đi cho trang trại gà của mình là SX theo hướng hàng hóa lớn với công nghệ cao.
Đến năm 2008 bà đã mở rộng trại gà lên tới trên 40.000 m2, trong đó diện tích chuồng trại là trên 12.000 m2. Giống gà cũng được thay đổi và nâng cấp để tăng chất lượng. Bà tập trung chăn nuôi giống gà đẻ trứng thương phẩm CP Brown. Tổng đàn gà lúc đó lên tới 150.000 con gà đẻ.
Do thay đổi phương pháp và cách làm ăn nên lợi nhuận thu được rất cao, lên đến cả tỷ đồng/năm. Trại gà Tám Lợi của bà giải quyết công ăn việc làm với mức lương ổn định cho gần 200 lao động.
Related news
Những ngày gần đây, thời tiết nắng gắt, oi nồng, gây cảm giác khó chịu nhưng với người dân vùng biển xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, Thái Bình thì cái nắng này còn mang vị mặn chát của nước mắt.
Những năm gần đây, phong trào nuôi ba ba thịt, ba ba giống đã đem lại nguồn thu nhập khá ổn định và cải thiện được cuộc sống gia đình của nhiều hộ dân, trong đó có người dân ở xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Con dông (hay kỳ nhông) là một loại bò sát thường sống trong môi trường tự nhiên cũng như đang được nuôi tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và đã trở thành món ăn đặc sản được nhiều thực khách ưa chuộng. Hiện nay, gia đình ông Nguyễn Văn Thực ở thôn Nam Hà, xã Nam Hà, huyện Lâm Hà mạnh dạn đưa dông về miền đất đỏ cao nguyên để nuôi thử nghiệm và đã có kết quả.
Trong số hàng ngàn hộ nông dân trồng dừa thì gia đình ông Trần Văn Lẹ, SN 1964, ấp Phú Quới, xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày Bắc là một điển hình.
Dù giá cao từ đầu vụ nhưng nhiều nông dân trồng tiêu quyết không bán vì dự đoán giá còn tăng nhờ lên mạng tìm hiểu thông tin thị trường thế giới. Chỉ sau vài tháng, nhiều người có lời hàng trăm triệu đồng