Giống Cá Nước Lạnh & Đầu Ra Sản Phẩm

Bộ NN-PTNT đã chọn Lâm Đồng để triển khai đề tài “Phát triển giống cá nước lạnh tại VN” do Viện Nghiên cứu Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 đảm trách.
Từ năm 2012 trở về trước, toàn bộ giống cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi vân) của VN đều phải nhập từ nước ngoài về dưới dạng cá con hoặc trứng giống để ấp nở và nuôi ương.
Song, với thành công bước đầu của đề tài trên đã mở ra hướng mới SX giống cá nước lạnh. Thạc sỹ Nguyễn Viết Thùy, Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên (Viện Nghiên cứu NTTS 3) cho biết: Sau 3 năm triển khai, trạm đã tạo được 200 con cá giống hồi vân bố mẹ, SX được 20.000 con cá bột và 10.400 cá giống. Cùng với việc tạo được đàn cá giống bố mẹ, Trạm còn cho sinh sản thành công cá tầm Nga và cá tầm Siberi trong điều kiện tự nhiên ở Lâm Đồng.
Theo kế hoạch đề ra, đến năm 2015, VN sẽ chủ động được 25 - 30% lượng cá giống nước lạnh hồi vân; đến năm 2020, tỷ lệ này là 40 - 45%. Theo quy hoạch phát triển nuôi cá nước lạnh của Lâm Đồng thì đến năm 2020, địa phương sẽ đạt được con số 3.000 tấn cá nước lạnh thành phẩm (gồm 1.000 tấn cá hồi và 2.000 tấn cá tầm), bằng 3/4 số lượng của cả nước.
Một hướng cho đầu ra sản phẩm là nuôi cá tầm lấy trứng và chế biến cá nước lạnh (cả cá tầm và cá hồi) theo hình thức xông khói. Một trong số ít doanh nghiệp bước đầu thành công trên lĩnh vực này là Cty CP Giang Ly ở xã Klong Klăn, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng.
Ông Phạm Văn Tiến, quản lý trạm SX cá tầm của Cty Giang Ly ở xã Klong Klăn cho biết: “Đến nay Cty đã đầu tư vào trang trại khoảng 30 tỷ đồng nuôi cá nước lạnh. Đến lúc này, việc nuôi cá tầm và cá hồi và cả việc thu trứng không khó lắm. Có điều, công nghệ công nghệ chế biến, bảo quản, nhất là kỹ thuật xông khói thịt cá và muối trứng là rất cầu kỳ".
KS Nguyễn Đình Quyền, Trưởng phòng Kỹ thuật, Cty Giang Ly xác nhận: “Muối trứng cá tầm là một chương trình dài hơi của Giang Ly. Năm ngoái, khi bắt tay vào thực hiện nghiên cứu, một lứa cá tầm đẻ trứng đã được thu hoạch và đưa vào thử nghiệm, được các nhà khoa học của ĐH Nha Trang hỗ trợ rất tích cực.
Cuối cùng đề tài “Hoàn thiện quy trình chế biến cá hồi, cá tầm xông khói tại Lâm Đồng” của Cty đã hoàn thành và được Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh Lâm Đồng nghiệm thu với kết quả đạt khá.
Related news

Theo tập tục canh tác từ xưa, người Dao ở Khuổi Đác, xã Mai Lạp, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) chỉ biết phát đồi làm nương trồng ngô chứ không biết làm ruộng.

Giá cá tra tại ĐBSCL đang tăng từng ngày nhưng không làm người nuôi cá vui mừng vì nhiều hộ mới thả giống, còn đến 4-5 tháng nữa mới thu hoạch.

Ngày 19.12, Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Nguyễn Quốc Cường đi thăm một số mô hình sản xuất của ND huyện Nga Sơn, Thanh Hoá.

Tại cuộc hội thảo cho người chăn nuôi trên địa bàn Hải Phòng, cán bộ kỹ thuật Công ty VIC đã chia sẻ rất cụ thể về các dòng sản phẩm thức ăn dành cho từng loại gà của Công ty VIC. Vì vậy, người nuôi có thể lựa chọn sản phẩm theo xu hướng nuôi của mình.

Vụ cá Bắc vừa qua (từ tháng 10 năm 2013 đến hết tháng 3 năm 2014), ngư dân tỉnh Thanh Hoá đã kiên trì bám biển dài ngày để khai thác hải sản.