Trà Vinh Khuyến Cáo Nông Dân Không Ồ Ạt Nuôi Cá Lóc
Người dân nên tuân thủ mật độ nuôi, lịch thời vụ, môi trường nước, không vì giá cá lóc nguyên liệu tăng mà phát triển ồ ạt.
Huyện Trà Cú, là địa bàn có diện tích nuôi cá lóc nhiều nhất nhất tỉnh Trà Vinh với diện tích hơn 1.200 ha. Hiện nay, do hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi cá lóc chưa hoàn chỉnh nên chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không được thả nuôi ổ ạt, tránh ô nhiễm môi trường.
Sau nhiều năm giảm mạnh hiện giá cá lóc tăng từ 40.000 đồng đến 42.000 đồng/kg. Với giá cá lóc thương phẩm như hiện nay, sau khi trừ chi phí nông dân còn lợi nhuận khoảng 8.000 đồng đến 10.000 đồng/kg.
Tuy giá cá lóc tăng nhưng ở đầu vụ năm 2014 diện tích nuôi các lóc trên địa bàn Trà Cú giảm mạnh, có 380 hộ treo ao, với diện tích 55 ha. Hiện nay, toàn huyện có 1.120 hộ thả nuôi diện tích 160 ha, với gần 56 triệu con giống, thu hoạch được gần 20.000 tấn, đạt trên 100% kế hoạch năm.
Tuy số hộ nuôi có lợi nhuận cao không nhiều, song hộ nuôi bị lỗ thì rất ít. Đây là dấu hiệu đáng mừng về môi trường, kỹ thuật. Cơ quan chuyên môn khuyến cáo nông dân nên tuân thủ mật độ nuôi, lịch thời vụ, môi trường nước, không vì giá cá lóc nguyên liệu tăng mà phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch, thiếu kiểm tra thiếu kiểm soát ao hồ dẫn đến thua lỗ.
Related news
Với diện tích đất sản xuất gần 1.000m2, anh Nguyễn Đức Trọng đội 19, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) trước đây chỉ trồng ngô, khoai, hiệu quả kinh tế không cao, chưa kể những năm mất mùa. Gia đình 4 miệng ăn chỉ trông chờ vào 2 vụ thu hoạch ngô, cuộc sống rất khó khăn. Từ năm 2000, gia đình anh chuyển sang trồng rau, tuy vất vả hơn trồng ngô, khoai nhưng hiệu quả kinh tế bắt đầu khởi sắc dần.
Vài tháng qua, tại một số xã giáp biển của huyện Hòn Đất (Kiên Giang), nhiều ngư dân đã chuyển hẳn từ bắt cá, ghẹ sang đánh bắt con banh lông, một loài thủy sản còn xa lạ với người dân Kiên Giang. Đã xuất hiện dấu hiệu bất thường, trong khi đó chính quyền địa phương và các ngành chức năng còn lúng túng.
Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 32.666 tấn, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2013 (khai thác 16.405 tấn, tăng 7,8%; nuôi trồng 16.261 tấn, tăng 9,6%).
Theo các chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hiện nay lượng cá sau khi đánh bắt vẫn còn phải bảo quản theo phương pháp truyền thống nên khả năng giữ lạnh thấp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Muốn khắc phục những hạn chế trên, cần áp dụng công nghệ và quy trình tiên tiến để bảo quản sản phẩm trên tàu cá.
Diện tích trồng cây thanh long đang phát triển với tốc độ nhanh, tự phát, không theo quy hoạch, đã làm phát sinh nhiều bất cập trong tổ chức, quản lý điều hành, chỉ đạo sản xuất, gây nhiều khó khăn trong việc bảo vệ đất trồng lúa và các loại cây trồng đặc sản truyền thống khác. Nếu không có các giải pháp đồng bộ, kiên quyết sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường...