Cá Chép Rẻ Như Bèo

Một đống cá chép loại nhỏ bày bán tại chợ Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang (ảnh) được tiểu thương rao bán lẻ giá 8.000 đồng/kg (giảm khoảng 5.000 - 7.000 đồng/kg so với đầu vụ cá ruộng), dù rẻ nhưng cũng ít người mua.
Cá chép là loài thủy sản được nông dân chọn thả nuôi trên ruộng khá nhiều trong mùa lũ, vì loài cá này ăn thức ăn tự nhiên, tỷ lệ hao hụt ít. Năm nay lũ nhỏ, cá loại 1 ít; mặt khác, cá này dễ bị chết sau khi kéo khỏi mặt nước, nên không trữ lại được mà phải tiêu thụ ngay.
Thu hoạch đồng loạt, làm cho sản lượng cá này về chợ nhiều, nhưng cá kích cỡ nhỏ và dễ chết như vậy, dẫn đến cá chép giá thấp ở những ngày qua... Nhiều hộ nuôi cá ruộng có kinh nghiệm thường thiết kế hệ thống mương trữ cá, đợi hết mùa cá ruộng mới xuất bán, giá bán cao hơn.
Nguồn bài viết: http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE18334B/Ca_chep_re_nhu_beo.aspx
Related news

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, trong năm 2015 này huyện Phù Cát đã quy hoạch vùng sản xuất các loại cây trồng, đồng thời tập trung vận động nông dân chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả đưa vào sản xuất các loại cây trồng cạn.

Hơn một tháng qua, nhiều hộ nuôi tôm hùm xuất khẩu ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) hoang mang, lo lắng do tình trạng tôm chết không rõ nguyên nhân có chiều hướng gia tăng.

Ngành thủy sản Việt Nam nên thành lập một liên minh trách nhiệm xã hội (CSR), với mục tiêu giúp ngành này phát triển bền vững thông qua việc hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất có trách nhiệm xã hội.

Vài tháng trước, trên vỉa hè Hà Nội bán tràn ngập quả thanh mai rừng có nguồn gốc từ Trung Quốc với giá từ 130.000-150.000 đồng/kg. Cũng thời điểm đó, dân Hà thành sành ăn náo nức quảng bá một thứ quả đến từ nước Pháp- quả cherry- với giá khoảng 174.000 đồng/kg.

Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học đã được triển khai tại Hậu Giang vào giữa năm 2012. Tuy nhiên sau ba năm triển khai thực hiện, nhiều người đã quay lưng và trở về với cách nuôi truyền thống.