TPHCM Chưa Phát Hiện Vi Rút H5N1 Trên Chim Yến
Từ đầu tháng 4, Chi cục Thú y TPHCM đã lấy 60 mẫu xét nghiệm trên đàn chim yến, tất cả kết quả âm tính với vi rút H5N1. Chi cục Thú y TPHCM sẽ tiếp tục lấy mẫu trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Phước Trung, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM cho biết, công tác kiểm tra, giám sát việc nuôi chim yến được thực hiện thường xuyên. Từ đầu tháng 4, Chi cục Thú y TPHCM đã lấy 60 mẫu xét nghiệm, tất cả kết quả âm tính với vi rút H5N1. Chi cục Thú y TPHCM sẽ tiếp tục lấy mẫu trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Chi cục Thú y TPHCM đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, tập huấn cho bà con nhận biết dấu hiệu cúm ở chim yến, cũng như thông báo cho cơ quan chức năng khi có hiện tượng chim chết không rõ nguyên nhân.
Ông Trung cho biết thêm, từ năm 2011 đến nay, Chi cục Thú y TPHCM đã lấy hơn 1.300 mẫu các loại chim cảnh, chim câu và gia cầm nhưng đều có kết quả âm tính. Về quy hoạch nuôi chim yến, theo ông Trung, hiện chỉ có huyện Cần Giờ đề xuất triển khai quy hoạch nuôi chim yến. Sở NNPTNN đang cùng với các sở, ngành liên quan nghiên cứu ban hành quy định đối với hoạt động nuôi yến, đồng thời xem xét giữa khả năng kiểm soát dịch bệnh và phát triển nuôi chim yến.
Hiện TPHCM có hơn 300 hộ nuôi chim yến, tập trung chủ yếu tại huyện Cần Giờ (219 hộ nuôi) và rải rác ở các huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh và các quận 2, 3, 9, 7... Tuy nhiên, đến nay, chỉ có 10 hộ nuôi yến tại Cần Giờ được cấp phép nuôi thử nghiệm, còn lại đều nuôi tự phát.
Đối với công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm trên địa bàn, ông Trung cho biết, TPHCM đã xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động chống cúm H5N1 và H7N9. Sắp tới, TPHCM sẽ thành lập 3 đoàn kiểm tra để xử lý triệt để việc kinh doanh gia súc, gia cầm trái phép.
Bên cạnh đó, TPHCM sẽ triển khai quyết liệt công tác kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển gia cầm, gia súc từ các địa phương khác vào thành phố; cũng như xử lý mạnh đối với các điểm giết mổ lậu gia súc, gia cầm.
Related news
Theo nhiều hộ dân ở những vùng trồng mì lớn trong tỉnh Đồng Nai, năm nay do thời tiết nắng nóng kéo dài và lượng mưa đầu vụ không ổn định nên phải giữa tháng 6 mới triển khai xuống giống mì được, thay vì trồng trong tháng 5 như mọi năm.
Ngày 13/6, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết là đã có thêm một lần nữa khuyến cáo nhà nông về việc sử dụng các loại thuốc BVTV trên cây chè. Theo đó, hiện tại trên cây chè, có 3 loại hoạt chất rất đáng quan tâm là fipronil, acetamiprid và imidacloprid đang để lại dư lượng vượt ngưỡng khiến trà Việt Nam khó thâm nhập thị trường thế giới.
Do thời tiết nắng nóng, hiện nay nhiều nông dân ra đồng làm việc vào ban đêm, thay vì ban ngày như thói quen lao động hàng bao năm qua.
Cuối tuần vừa rồi, giá khoai lang tím Nhật đã được thu mua với mức giá tăng nhẹ. Niềm vui chưa lâu, đầu tuần này nông dân trồng khoai lại tiếp tục đối mặt với nỗi lo cũ mang tên: giá cả.
Đó là khuyến cáo của bộ phận khuyến nông, thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) trước tình hình người dân sạ lúa gửi trong mía ngày càng nhiều.