Nuôi thủy sản công nghệ cao

Vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao ở An Giang với mục tiêu đạt tổng diện tích 331ha vào cuối năm 2016 và đến năm 2020 tăng giá trị thu nhập của mỗi hecta nuôi thủy sản từ 30% so với năm 2012.
Theo đó, tỉnh tập trung đầu tư phát triển sản xuất thủy sản theo hướng hiện đại, công nghiệp hóa và hỗ trợ việc gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
Đặc biệt hợp tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các công nghệ cao trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm để thủy sản trở thành ngành sản xuất chủ lực cung cấp nguyên liệu có chất lượng và giá trị cao cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Ngành nông nghiệp khảo sát, đánh giá tiềm năng lợi thế của từng vùng để hoạch định kế hoạch và lộ trình cụ thể cho các vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao.
Đồng thời tổ chức đào tạo, tập huấn, chuyển giao ứng dụng các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm giá thành cho nông dân.
Related news

Từ những năm 2000, khi người tiêu dùng Hà Nội còn "mù mờ" với khái niệm rau an toàn (RAT), nông dân phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai đã bắt đầu làm quen với quy trình sản xuất này. Nghề trồng rau đã làm giàu cho hàng trăm hộ dân.

Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp với Dự án GIZ Bạc Liêu (thích ứng biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học) và Dự án CLUEC (ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở ĐBSCL) tổ chức khóa tập huấn "Sự tiến bộ kỹ thuật trong thử nghiệm lúa chịu mặn khu vực ven biển vùng ĐBSCL

“Cá tra được xem như sản phẩm độc quyền của Việt Nam trên thương trường quốc tế, vậy mà chúng ta cứ để nó lặn hụp qua mỗi mùa vụ. Chúng ta đã làm gì và sẽ làm gì để cuộc cạnh tranh xuất khẩu cá tra không dẫn đến kết quả là cùng kéo nhau xuống đáy ao như nhiều nhà kinh tế đã dự báo”

Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm tỉnh Bắc Kạn đã triển khai bốn mô hình chăn nuôi gà thả đồi với quy mô mỗi mô hình 1.000 con/lứa nuôi, giống gà nuôi là giống J-DABACO.

Trong khi đó, bà con nông dân Sóc Trăng lại rất ít dịch bệnh tấn công. Theo anh Lê Văn Hầu ở Ấp Kinh Giữa, xã Kế Thành (Kế Sách-Sóc Trăng) cho biết: “Từ ngày có bẫy đèn nông dân an tâm sản xuất, vì có cán bộ khuyến nông theo dõi hằng đêm, nếu có hiện tượng rầy nâu và các loại thiên địch có hại bám đèn nhiều vượt mức cho phép, cán bộ khuyến nông khuyến cáo bà con đi thăm đồng thường xuyên kết hợp phun thuốc bảo vệ thực vật. Nên hai năm gần đây bà con nơi đây chi phí thấp mà vẫn trúng mùa”.