Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Già Thành Tỉ Phú Nhờ Nuôi Ba Ba

Ông Già Thành Tỉ Phú Nhờ Nuôi Ba Ba
Publish date: Wednesday. February 25th, 2015

Ở Hậu Giang, người dân vẫn truyền tai nhau muốn nuôi ba ba để thoát nghèo cứ tìm tới nhà ông Nguyễn Văn Hòa (xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp) mà học.

Tiếp chúng tôi vào những ngày cuối năm, người đàn ông nông dân 60 tuổi, chủ nhân trang trại nuôi ba ba lớn nhất nhì miền Tây không ngần ngại kể về quá trình lập nghiệp, cũng như hướng dẫn cặn kẽ kỹ thuật nuôi ba ba mà ông đã đúc kết trong suốt 15 năm.

Ông Hòa kể trước đây từng nhiều năm trồng mía nhưng chẳng khi nào thành công, có thời điểm ông vùi vào nợ nần do thua lỗ. Trong một lần tình cờ, ông Hòa bất ngờ khi biết giá của mỗi ký thịt ba ba cao gấp 5 lần so với thịt heo. Sau lần đó ông trằn trọc và quyết định thử nuôi ba ba thịt. Khi đó là năm 2000.

Gần một tuần tìm hiểu, ông học lỏm được cách xây ao nuôi ba ba từ một trang trại ở Cần Thơ. Ngay lập tức, ông xới mảnh đất sau vườn làm ao thả ba ba. “Lứa đầu, tôi vay nợ 10 triệu đồng nuôi thử. 15 con giống đầu tiên chết sạch. Công chăm sóc 3 tháng xem như bỏ. Lúc ấy tôi chịu nhiều áp lực từ gia đình, phần vì con cái đang cần tiền ăn học” - ông Hòa nhớ lại.

Chưa bỏ cuộc, ông dành thời gian đi khắp nơi, tìm hiểu qua sách vở về kỹ thuật nuôi ba ba. Trong 4 năm đầu, ông liên tục thua lỗ, số nợ lên đến cả trăm triệu đồng nhưng cũng nhờ vậy mà ông tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình nuôi. Đến năm 2004, lần đầu tiên xuất bán, ông lãi được gần 100 triệu đồng. Kể từ đó, ông Hòa mở rộng diện tích ao nuôi lên 3 hecta, quy mô gấp 10 lần lúc ban đầu.

Ông dần trả hết nợ nần, còn tiền lời thì không ngừng tăng lên. Hiện nay, sau khi trừ hết chi phí, trang trại ba ba của ông sinh lời gần 2 tỉ đồng. Bên cạnh ba ba thịt, ông cung ứng giống lớn nhất nhì khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều người địa phương thường gọi ông là “Ông Hòa tỉ phú”.

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại, ông Hòa cho biết trang trại của ông hiện có 22 ao, mỗi năm cung ứng gần 5 tấn ba ba thịt và trên 350.000 con giống. Nhu cầu thị trường tương đối lớn nhưng ít người đầu tư. Do đó, dù ông không ngừng mở rộng ao nuôi, nhưng vẫn không đủ cung cấp.

Chỉ tay vào một ao đang nuôi, ông Hòa khoe: “số ba ba này chỉ cần chăm sóc 2 tháng là đã lớn bằng 2 bàn tay rồi. Loài vật này dễ nuôi lại sinh sản rất nhanh, mỗi năm có thể sinh sản 8 lần với hàng trăm con giống”.

Dù đã 60 tuổi, khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ nhưng ông vẫn Hòa quyết tâm tìm hiểu để website quảng bá thương hiệu ba ba. Nhờ vậy nhiều thương lái ở khắp nơi tìm đến trang trại của ông. “Trước khi lập website quảng bá, tôi chỉ bán ba ba cho các nhà hàng tại Cần Thơ. Từ ngày có trang mạng riêng, mỗi tháng hàng trăm khách hàng và hàng chục chục người từ khắp nơi đến nhờ tôi hướng dẫn cách nuôi và nhân giống ba ba” - ông Hòa cho biết.

Theo ông, quảng bá trang trại trên internet là một điều cần nên làm trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin. Ngoài việc, nhiều người biết đến còn thuận lợi cho chuyện mua bán, đặt hàng. Ông Hòa tâm sự: “Có được ngày hôm nay là tôi dám làm dám nghĩ và quyết tâm với nghề”.

Đã có hàng chục nông dân khắp khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long làm ăn khấm khá, sau khi được ông Hòa hướng dẫn. Cụ thể, bà Lê Thị Vân (chủ ba ba Thốt Nốt, Cần Thơ) chia sẻ: “Không những ông Hòa nhiệt tình giúp đỡ, mà còn hướng dẫn chỉ đầu ra giúp cho gia đình tôi bán giá cao nữa”.

Trong suốt 15 năm nuôi ba ba, điều mà ông Hòa rút ra cho bản thân rằng nghề nuôi ba ba ở Hậu Giang không mới nhưng với cách làm mới, biết áp dụng khoa học, kỹ thuật cho sản phẩm chắc chắn sẽ thành công.


Related news

Đắk Lắk Khống Chế Kịp Thời Ổ Dịch Cúm Gia Cầm H5N1 Đắk Lắk Khống Chế Kịp Thời Ổ Dịch Cúm Gia Cầm H5N1

Chi cục Thú y vừa tiến hành tiêu hủy 807 con gà 61 ngày tuổi bị cúm gia cầm H5N1 của hộ ông Ngô Đình Phùng, thuộc tổ dân phố 7, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột (Dak Lak).

Monday. August 4th, 2014
Diện Tích Cây Mì Ở Bình Phước Bị Thu Hẹp Diện Tích Cây Mì Ở Bình Phước Bị Thu Hẹp

Cây mì ở Bình Phước thời gian trước chủ yếu trồng xen trong các vườn cao su non, điều, vườn cây ăn trái... khi chưa khép tán. Với sản lượng nói trên, củ mì ở Bình Phước không chỉ cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột mì trên địa bàn mà còn cung cấp cho các nhà máy ở tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai...

Monday. August 4th, 2014
Bình Phước Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Gây Hại Cây Có Múi Bình Phước Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Gây Hại Cây Có Múi

Sáng 31-7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Phước (Sở NN&PTNT) tổ chức hội thảo chuyên đề “Phát triển cây có múi trên địa bàn tỉnh Bình Phước” với sự tham gia của trên 100 nông dân trong, ngoài tỉnh.

Monday. August 4th, 2014
Cần Nhân Rộng Mô Hình Liên Minh Sản Xuất Cần Nhân Rộng Mô Hình Liên Minh Sản Xuất

Ở tỉnh ta, các mô hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp như hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã hình thành khá sớm, còn mô hình liên minh sản xuất (LMSX) thì chỉ mới ra đời cách nay 5 năm cùng với hoạt động của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Dự án ACP) do Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ, Bộ NN-PTNT là cơ quan chủ quản.

Monday. August 4th, 2014
Thiếu Vốn Tái Canh Cà Phê Thiếu Vốn Tái Canh Cà Phê

Tây Nguyên là thủ phủ cà phê của cả nước với tổng diện tích trên 500.000ha, trong đó tỉnh Đắk Lắk có diện tích đứng đầu khu vực với trên 190.000ha. Tại Đắk Lắk hiện có 50.000ha cà phê đang bước vào giai đoạn già cỗi, hiệu quả kinh doanh thấp.

Monday. August 4th, 2014