Toàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 23.300 lồng nuôi tôm hùm

Một trong những khó khăn hiện nay là việc quản lý số lượng lồng nuôi, hộ nuôi và thu gom chất thải từ thức ăn dư thừa.
Nhiều vùng nuôi đã vượt số lồng cho phép, như ở khu vực Xuân Tự có hơn 5.000 lồng, Đầm Môn 3.500 lồng, trong khi theo quy hoạch 2 khu vực này chỉ được nuôi khoảng 2.900 lồng.
Kết quả giám sát vùng nuôi tôm hùm cho thấy, số lồng tôm hùm bị bệnh năm 2013 hơn 14.000 lồng; năm 2014 hơn 18.900 lồng, từ đầu năm 2015 đến nay gần 2.800 lồng.
Tôm hùm ở Khánh Hòa thường chết do mắc các bệnh sữa, đen mang, đỏ thân, long đầu và hở đầu;
Trong đó, bệnh sữa được phát hiện từ cuối năm 2006 đặc biệt nguy hiểm đối với loài thủy sản này.
Related news

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình cho biết, thời tiết tháng 10-2015 thuận lợi cho hoạt động khai thác nuôi trồng thuỷ sản.

Tỉnh Ninh Thuận có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Những năm qua, các hộ dân khu vực đầm Nại, vịnh Vĩnh Hy tổ chức nuôi hàu thương phẩm mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Những năm gần đây, cá rô phi đơn tính đã được nhân dân trong tỉnh Ninh Bình đưa vào nuôi, tuy nhiên chủ yếu theo phương pháp truyền thống, nuôi ghép với các đối tượng khác, kỹ thuật thâm canh hạn chế nên chưa phát huy tối đa tiềm năng.

Đầu vụ tôm năm nay, không ít nông dân ở các vùng nuôi tôm trọng điểm như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… phải “treo” đầm vì hết vốn, trong khi nợ ngân hàng, nợ tiền đại lý thức ăn đang bủa vây lấy họ.

Mới đây, Phòng NN&PTNT huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu kết hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức hội thảo hướng dẫn một số giải pháp nhằm giảm giá thành trong nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh. Hơn 50 nông dân xã Vĩnh Hậu tham dự.