Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tín Hiệu Sáng Cho Xuất Khẩu Tôm Sang Nhật

Tín Hiệu Sáng Cho Xuất Khẩu Tôm Sang Nhật
Publish date: Monday. February 10th, 2014

Theo thông tin từ phía nhà nhập khẩu Nhật Bản, ngày 21/1/2014, Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã ra thông báo chính thức về việc nâng mức dư lượng Ethoxyquin (ETQ) cho tôm nhập khẩu từ Việt Nam lên 0,2 ppm. Đây là tín hiệụ sáng bởi ETQ vẫn đang là rào cản chính đối với tôm xuất khẩu Việt Nam.

Từ năm 2012, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản lao đao do quy định kiểm tra Ethoxyquyn, chất chống oxy hóa sử dụng trong thức ăn nuôi tôm. Hơn một năm qua, cả các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực trong việc kiểm soát dư lượng ETQ cho tôm xuất khẩu. Phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực đó là việc Nhật Bản chính thức nâng mức dư lượng ETQ thêm 20 lần so với mức hiện nay, từ 0,01ppm lên 0,2 ppm và quyết định dỡ bỏ quy định kiểm tra 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam về ETQ.

Thực tế, song song với đàm phán với phía Nhật Bản, Việt Nam cũng đã có hàng loạt văn bản gửi tới các cơ quan liên quan của nước này đề nghị nâng mức dư lượng ETQ đối với tôm lên mức 1ppm tương đương với dư lượng áp dụng cho các sản phẩm cá. Gần đây nhất là công văn của Nafiqad gửi Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đề nghị xem xét nâng mức dư lượng ETQ từ mức 0,01ppm hiện nay lên 1ppm.

Về phía cộng đồng doanh nghiệp, các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu sang Nhật Bản đã tăng cường tối đa kiểm tra dư lượng ETQ trong tôm, từ khâu nguyên liệu đến chế biến và xuất khẩu. Đại diện một doanh nghiệp cho hay, tôm trước khi xuất khẩu sang Nhật Bản phải qua 5 lần kiểm tra ETQ. Chấp nhận chi phí tăng lên nhưng Nhật Bản được nhiều doanh nghiệp xác định là thị trường quan trọng và không thể đánh mất.

Theo thống kê từ hệ thống cảnh báo thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản, số lô tôm Việt Nam nhiễm ETQ giảm mạnh từ 17 lô năm 2012 xuống còn 4 lô (tính đến 25/11/2013).

Ảnh hưởng của quy định kiểm tra nghiêm ngặt dư lượng ETQ trong tôm Việt Nam đã khiến xuất khẩu tôm sang thị trường này đang trên đà tăng trưởng chuyển hướng “lao dốc”. 6 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản vẫn tăng trưởng trên 28% so với cùng kỳ năm 2011.

Ngày 18/5/2012, Nhật Bản áp dụng chế độ kiểm tra ETQ đối với 30% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam với mức dư lượng 0,01ppm, sản phẩm tôm sang thị trường này bắt đầu giảm kể từ tháng 7 và đến cuối tháng 8/2012, Nhật Bản chính thức áp dụng kiểm tra ETQ 100% tôm Việt Nam đã khiến xuất khẩu tôm sang thị trường này 6 tháng cuối năm luôn giảm 2 con số.

Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản bắt đầu được cải thiện kể từ tháng 1/2013. 10 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt trên 574,5 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2012. Vấn đề ETQ được cải thiện đáng kể cùng với nguồn cung tôm từ Thái Lan giảm mạnh và giá tôm trên thị trường thế giới tăng cao đã và đang hậu thuẫn cho XK tôm Việt Nam sang thị trường tiêu thụ hàng đầu này.

Xét về khối lượng, tôm nguyên liệu đông lạnh chiếm tới 69% tổng NK tôm vào Nhật Bản. Theo thống kê của Hải quan Nhật Bản, 9 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan dẫn đầu thế giới về cung cấp tôm nguyên liệu đông lạnh cho Nhật Bản với 24.806 tấn tôm, tăng 8,1%.

Ngoài ra, giá trung bình tôm nguyên liệu đông lạnh nhập khẩu vào Nhật Bản cũng tăng mạnh trong năm nay do nguồn cung khan hiếm đã giúp gia tăng giá trị cho tôm Việt Nam sang thị trường này. 9 tháng đầu năm 2013, giá trị nhập khẩu tôm đông lạnh Việt Nam vào Nhật Bản tăng 37% so với cùng kỳ năm 2012.


Related news

Nông Dân Chặt Bỏ Cây Cao Su, Hệ Quả Tất Yếu Của Việc Làm Ăn Theo 'Phong Trào' Ở Đác Nông Nông Dân Chặt Bỏ Cây Cao Su, Hệ Quả Tất Yếu Của Việc Làm Ăn Theo 'Phong Trào' Ở Đác Nông

Nhiều diện tích cao su ở xã Thuận Hạnh, huyện Đác Song đã 10 năm tuổi mà thân cây chỉ bằng cổ tay, không cho mủ nên bị người dân chặt bỏ hoặc bỏ hoang.

Thursday. May 30th, 2013
Vui Buồn Nghề Thu Mua Tôm, Cua Ở Bạc Liêu Vui Buồn Nghề Thu Mua Tôm, Cua Ở Bạc Liêu

Ở vùng nông thôn, nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Ông Trần Văn Phúc, một hộ nuôi tôm (ấp An Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải - Bạc Liêu) nói: “Ở địa phương này, đường sá đi lại khó khăn, nên thương lái ít vào đây thu mua tôm, cua… Nếu không có người thu mua tôm, cua, người dân ở đây sẽ gặp khó khăn”.

Thursday. April 11th, 2013
Sản Lượng Vải Thiều Chín Sớm Ở Bắc Giang Tăng Và Được Giá Sản Lượng Vải Thiều Chín Sớm Ở Bắc Giang Tăng Và Được Giá

Những ngày này, thị trấn Cao Thượng tràn ngập sắc đỏ đặc trưng của vải sớm Tân Yên. Dọc đường vào xã Phúc Hoà (nơi có diện tích vải sớm lớn nhất huyện, khoảng 350 ha) có hàng chục điểm cân vải. Nông dân chở vải từ các xã Phúc Hoà, Liên Sơn, Cao Thượng, Hợp Đức, Tân Trung…

Thursday. May 30th, 2013
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Bồ Câu Pháp Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Bồ Câu Pháp

Ông Trịnh Minh Tấn (SN 1950, ngụ tổ 7, ấp Bàu Sen, xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, Tây Ninh) hiện đang nuôi 50 cặp bồ câu Pháp sinh sản dưới hình thức nhốt chuồng. Đây là mô hình chăn nuôi mới ở huyện Châu Thành đem lại thu nhập khá. Theo ông Tấn, bồ câu là giống sinh sản nhanh (ấp 18 ngày là trứng nở), ít bệnh tật, ít tốn thức ăn và công chăm sóc nhưng giá trị kinh tế lại cao.

Thursday. April 11th, 2013
Kiểm Tra Khổ Qua, Rau Ngót Kiểm Tra Khổ Qua, Rau Ngót

Trước nhu cầu các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật gia tăng trong dịp hè 2013, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) vừa chỉ đạo đơn vị chức năng triển khai ngay đợt lấy mẫu rau ngót trên địa bàn Hà Nội khổ qua ở TPHCM để kiểm tra bổ sung các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.

Friday. May 31st, 2013