Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Những Kỹ Sư Không Bằng Cấp

Những Kỹ Sư Không Bằng Cấp
Publish date: Wednesday. December 14th, 2011

Nông dân là những người chịu thiệt thòi, nhất là mỗi khi giá cả biến động, nông sản rớt giá, lỗ lã họ đều ôm về phần mình. Nhưng trong "cái khó ló cái khôn", chính nông dân lại là những người biết vận dụng và phát huy tốt quy luật của tự nhiên, áp dụng quy trình kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất.

Thành công thầm lặng của họ là một thực tiễn sinh động cho sự hình thành nhiều chủ trương quan trọng trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Lúa hai vụ trên đất rừng - tôm

Làm lúa hai vụ trên đất rừng ngập mặn, điều này tưởng như bịa nhưng đó là sự thật. Người tiên phong trong việc làm này là anh nông dân trẻ Tô Văn Nguyên, ấp Xẻo Sâu, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân (Cà Mau).Thật khó tin khi với diện tích đất trống trên bờ vuông nuôi tôm dưới tán rừng đước, anh Nguyên tận dụng thực hiện thành công hai vụ lúa trong điều kiện dưới mương nước mặn, trên bờ khô nứt nẻ do năm nay lượng mưa ít ỏi.

Với hơn 10 công đất bờ vuông, anh Nguyên gieo các loại giống lúa lai. Vụ đầu thu hoạch gần 300 giạ, vụ sau hơn 200 giạ.

Đối với anh, việc sản xuất thành công hai vụ lúa trên bờ vuông tôm dưới tán rừng đước quanh năm nước mặn này không phải là chuyện khó. Nó đòi hỏi người nông dân phải biết tranh thủ, bố trí thời vụ đúng theo chu kỳ của tự nhiên.

Năm 2011, anh Nguyên là người tiên phong ở huyện Phú Tân trong việc trồng lúa trên bờ vuông tôm dưới tán rừng đước. Hiệu quả từ mô hình này đã thu hút đông đảo người dân, cán bộ huyện Phú Tân tham quan, học hỏi.

Mô hình này là một khơi nguồn để Huyện ủy Phú Tân hình thành và ban hành Nghị quyết số 03 vào tháng 2/2011 "Về việc phát động cán bộ, đảng viên, hội viên các đoàn thể và nhân dân tận dụng đất sân, vườn, bờ liếp, bờ bao vuông tôm để trồng cây ăn trái, hoa màu và sạ cấy lúa tăng thu nhập".

Chủ trương này vừa ra đời đã được sự ủng hộ nhiệt tình của đảng viên và nhân dân trong huyện bởi tính thiết thực của nó.

Đã có hơn 600 ha đất trống, bỏ hoang được đưa vào sản xuất ổn định. Trong đó, diện tích lúa trên sân và bờ vuông trong huyện vụ mùa vừa rồi được 74 ha. Điều này thật sự mở ra một bước tiến mới cho vùng chuyển dịch - đó là làm lúa trên cạn.


Nhân giống cá bống tượng

Không ồn ào, phô trương, nhưng thành công lặng lẽ của ông Võ Văn Tập, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân (Cà Mau) trong việc nhân giống cá bống tượng khiến nhiều người phải khâm phục.

Cho cá bống tượng sinh sản tự nhiên để nhân giống, điều này có lẽ nhiều người đã làm được ít ai làm đạt hiệu quả cao. Phần lớn bà con cho cá sinh sản trong ao, sau đó cá tự lớn và bắt lên nuôi. Tỷ lệ cá sống chưa đến 3% do cá bị làm mồi cho cá khác.

Tuy nhiên, nếu có một sự can thiệp nào đó thì quy trình sinh sản tự nhiên bị đảo lộn, tỷ lệ cá giống đạt cũng không cao, thậm chí chết hết.

Ông Võ Văn Tập đã nghiên cứu, theo dõi tập tính của cá và thực hiện quy trình ương cá giống trên bể xi-măng. Điều này nghe đơn giản nhưng không dễ thực hiện. Chính bản thân ông Tập cũng phải mất 3 năm mới thành công.

Năm 2011, ông Tập thu từ tiền bán cá giống trên 150 triệu đồng, không tính số cá tặng cho bà con nghèo khó. Điều này chứng tỏ không chỉ có các kỹ sư đã qua trường lớp mà người nông dân tay lấm chân bùn cũng có thể nhân được giống cá bống tượng hiệu quả cao.

Qua đó, chi phí sản xuất giảm đáng kể do có nguồn giống tại chỗ, thức ăn tại chỗ. Đây là một lợi thế lớn cho người nuôi cá bống tượng ở vùng nuôi tôm như Phú Tân.

Vua tôm công nghiệp

Nói về nuôi tôm, người dân trong huyện Phú Tân (Cà Mau) không còn lạ với người được mệnh danh là "Vua tôm công nghiệp" ở xứ biển Cái Đôi Vàm, đó là ông Huỳnh Minh Luân. Ông có hơn 10 năm nuôi tôm công nghiệp, năng suất tôm nuôi của ông luôn đạt từ 8 - 10 tấn/ha.

Với nhiều người, nuôi tôm vụ đầu trúng, vụ sau thường thất bại, nhưng với ông Luân thì ngược lại: năng suất vụ sau luôn cao hơn vụ trước.

Ông Luân vừa thu hoạch đầm tôm thẻ chân trắng, tôm đạt trọng lượng chưa tới 35 con/kg sau gần 3 tháng thả nuôi. Không chỉ vì lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng mỗi năm mà vì hiệu quả nuôi chắc chắn của ông khiến mọi người tôn vinh ông là "Vua tôm công nghiệp" ở đất biển Phú Tân.

Hiệu quả những mô hình tiêu biểu trên đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây không đơn giản là những mô hình làm ăn có hiệu quả mà là một chuyển biến về cách nghĩ, cách làm; một cải tiến trong phương thức sản xuất mà không ai khác, chính nông dân làm nên. Họ đúng là những "kỹ sư không bằng cấp".


Related news

Thả 400 Nghìn Cá Tra Giống Ra Hệ Thống Sông Ngòi Thả 400 Nghìn Cá Tra Giống Ra Hệ Thống Sông Ngòi

Trung tâm Giống thủy sản Quảng Nam cho biết, số cá tra giống này được thuần hóa giống bố mẹ lấy từ đồng bằng sông Cửu Long, cho sinh sản tại cơ sở nuôi trồng của trung tâm cách đây 3 tháng. Cá tra là loại thủy sản được nuôi thả phổ biến ở miền Nam và trong những năm gần đây đã được nuôi thành công tại Quảng Nam. Đợt thả cá này mang tính chất thử nghiệm với mục đích qua sự chọn lọc của tự nhiên có thể lưu giữ nguồn gien giống cá tra, góp phần bổ sung nguồn lợi thủy sản của tỉnh.

Friday. October 4th, 2013
Nghề Nuôi Ong Mật Ở Động Đạt Nghề Nuôi Ong Mật Ở Động Đạt

Nuôi ong mật lâu nay là một trong những nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân xã Động Đạt (Phú Lương - Thái Nguyên) bởi chi phí đầu vào thấp, người nuôi dễ tiếp cận với nghề. Để duy trì nghề nuôi ong mật, Hội Nông dân xã Động Đạt đã thành lập Chi hội Nuôi ong với 26 hội viên. Hàng năm, 500 đàn ong mật của các hội viên Chi hội đã cung ứng ra thị trường từ 10 đến 12 tấn mật.

Friday. October 4th, 2013
Mua Bán Hải Sản Từ Gốc Mua Bán Hải Sản Từ Gốc

Chỉ cần điện thoại là hải sản từ nhiều vùng mien sẽ được đóng thùng gửi đến tận nhà trong vòng 1 ngày

Monday. October 7th, 2013
Người Nuôi Tôm Neo Hàng Chờ Giá Người Nuôi Tôm Neo Hàng Chờ Giá

Ngoài yếu tố dịch bệnh, sự cạnh tranh từ các thương lái nước ngoài, việc người nuôi tôm neo hàng chờ giá đã tạo sức ép khá lớn cho các doanh nghiệp và ảnh hưởng không nhỏ đến cả ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.

Monday. October 7th, 2013
“Làng Trứng” Châu Mai (Hà Nội) “Làng Trứng” Châu Mai (Hà Nội)

Người dân thôn Châu Mai, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai (Hà Nội), có nghề nuôi vịt đẻ trứng. Nhắc đến nghề này, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Châu Đào Quang Huệ tươi cười: "Trứng vịt lộn người Hà Nội ăn đều có xuất xứ từ làng tôi cả. Trứng vịt của làng có mặt ở khắp nơi: Hà Nội, Sơn La, Yên Bái, nhưng chủ yếu ở thị trường Hà Nội. Nhờ trứng mà hộ nghèo ở thôn này giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhiều gia đình sáng "mở mắt" ra đã có cả triệu đồng tiền lãi.

Monday. October 7th, 2013