Sử Dụng Điện Lưới Để Khai Thác Thủy Sản Bị Phạt Tới 15 Triệu Đồng
Đây là nội dung được nêu tại Nghị định 103/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, có hiệu lực thi hành từ 1/11/2013.
Nghị định nêu rõ nhiều mức phạt đối với vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản
Theo đó, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản; phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển công cụ kích điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng điện lưới để khai thác thủy sản…
Ngoài ra, còn có hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu công cụ kích điện, công cụ kích điện trên tàu cá, công cụ sử dụng điện lưới để khai thác thủy sản; tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp điện từ máy phát điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác để khai thác thuỷ sản.
Khai thác thuỷ sản trên biển bằng chất độc bị phạt đến 10.000.000 đồng
Theo Nghị định, vi phạm các quy định về sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thuỷ sản có thể bị phạt tới 10.000.000 đồng.
Cụ thể, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thuỷ sản tại vùng nước nội đồng.
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thuỷ sản trên biển…
Bên cạnh đó, đối với 2 vi phạm trên, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng và buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm do chất độc, thực vật có độc tố độc gây ra.
Trên đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Nghị định cũng quy định, mức phạt tiền tối đa trong hoạt động thủy sản áp dụng đối với cá nhân là 100.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa trong hoạt động thủy sản áp dụng đối với tổ chức là 200.000.000 đồng.
Nghị định 103 có hiệu lực thi hành từ 1/11/2013.
Related news
Nông dân Võ Thanh Nhân (ấp Bình Trung, xã Bình Phước Xuân, Chợ Mới, An Giang) chuyển từ đất gò cao trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ổi Đài Loan cho thu nhập kinh tế cao.
Chúng tôi đến thăm vườn nhãn lồng của gia đình ông Hứa Văn Kháy ở thôn Chùa, xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đúng lúc ông đang thu hoạch.
Hôm qua ông Huỳnh Văn Sơn đã viết thư cảm ơn và cho biết, ông và đa số bà con nông dân cảm thấy hết sức an tâm và tin tưởng những gì mà Bộ trưởng nói.
Chuyện người nuôi cá tra “treo ao” đã cũ, giờ người nuôi bắt đầu phải “treo miệng” cá tra - ông Nguyễn Ngọc Hải - Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi cá tra Thới An (quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) than thở về tình cảnh người nuôi cá tra hiện nay.
Với khả năng chống chịu bệnh cao, kỹ thuật nuôi đơn giản, thời gian nuôi ngắn, lại cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm qua, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Nam Định liên tục tăng, hiện đạt 486ha ở ba huyện ven biển Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng. Nhiều hộ nuôi đạt năng suất 10 tấn/ha, có hộ đạt 14 - 15 tấn/ha, cho thu lãi từ 350 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha.