Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cua Thương Phẩm
Thành phố Vinh có diện tích nuôi trồng thủy sản mặn lợ khoảng 136 ha, trong đó chủ yếu là nuôi tôm sú và nuôi tôm thẻ chân trắng. Hiện nay do tình hình thời tiết thay đổi bất thường dẫn đến dịch bệnh trên tôm xảy ra thường xuyên.
Với mục đích đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản mặn lợ và thay thế cho tôm nuôi ở những vùng thường xuyên xảy ra dịch bệnh hoặc nuôi tôm kém hiệu quả. Năm 2013, được sự quan tâm hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông TP. Vinh đã xây dựng mô hình “Nuôi cua thương phẩm” nhằm chuyển đổi những vùng nuôi tôm kém hiệu quả sang nuôi cua, để nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho người nuôi trồng thủy sản.
Đây là mô hình nuôi mới nên việc chuẩn bị chọn địa điểm, chọn hộ nông dân tham gia trình diễn được Trạm Khuyến nông TP. Vinh phối hợp chặt chẽ với UBND xã tổ chức họp dân công khai, dân chủ để chọn ra chủ hộ phải là người có kinh nghiệm, có tiềm năng về tài chính, nhiệt huyết trong công việc, dám đầu tư để nuôi thử nghiệm đối tượng mới. Qua đó, Trạm Khuyến nông đã thống nhất chọn hộ bà Đinh Thị Tân (xã Hưng hòa - TP. Vinh) với quy mô: 5.000m2 để triển khai.
Thời gian đầu mới triển khai mô hình, thời tiết thay đổi thất thường, nguồn nước lấy vào ao nuôi phụ thuộc vào tự nhiên; giá thức ăn, vật tư và thuốc thú y tăng cao nên cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cua nuôi.
Mặc dù vậy, với sự chỉ đạo kịp thời của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cán bộ kỹ thuật Trạm khuyến nông và hộ dân tham gia mô hình tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật từ khâu cải tạo ao, chăm sóc, quản lý cho đến các biện pháp phòng bệnh cho cua. Nhờ đó kết quả đạt được tỷ lệ sống khá (62%), cỡ cua đạt 3 - 4 con/kg, năng suất thu hoạch cao đạt 1.92 tấn/ha.
Sau 5 tháng nuôi, trên diện tích 5.000m2 ao, số giống thả là 5.000 con, kích cỡ cua ≥ 2cm/con, chủ hộ đã thu được 3.250 con cua thương phẩm, cỡ bình quân 300g/con, sản lượng 975 kg, với giá bán bình quân 200.000 đồng/kg, số tiền thu về là 195 triệu đồng, và lợi nhuận sau khi trừ các chi phí đầu vào có lãi ròng hơn 97 triệu đồng.
Để đạt được hiệu quả cao từ mô hình, bà Tân cho biết: Trước hết, phải cải tạo ao đầm theo đúng quy trình kỹ thuật, chọn con giống đảm bảo chất lượng tốt để đạt được tỷ lệ sống cao, tránh hao hụt, cỡ cua giống thả ban đầu phải ≥ 2cm/con, mật độ thả phù hợp nhất là 1 con/m2, thời vụ nên thả nuôi vào tháng 3 - 5 kéo dài đến tháng 7 - 8.
Thức ăn hàng ngày của cua chủ yếu là cá tạp và phải chủ động giữ được thức ăn tươi sống, môi trường ao nuôi phải trong sạch, không để thức ăn dư thừa làm ô nhiễm, thường xuyên vệ sinh đáy ao để loại bỏ thức ăn thừa thối rữa, nên thay nước theo thuỷ triều để đảm bảo môi trường ao nuôi trong sạch và kích thích cua bắt mồi và lột xác giúp cua sinh trưởng, phát triển nhanh, đem lại hiệu quả cao nhất cho người nuôi.
Related news
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: “Lâm Đồng là tỉnh đạt khá trong xây dựng NTM. Đáng lưu ý, Lâm Đồng là tỉnh có thế mạnh đặc biệt về NNCNC, có thể nói là tỉnh dẫn đầu trong cả nước về NNCNC hiện nay.
Đối với các vùng nguyên liệu trọng điểm của nhà máy, đơn vị hỗ trợ cho mượn mì giống, mượn vốn để SX; đến khi nông dân thu hoạch, Cty sẽ bao tiêu sản phẩm với giá hợp lý theo giá thị trường. BDSTAR cũng đã cam kết thực hiện ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu với nông dân theo tinh thần Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Anh Huỳnh Bửu Hiệp, chủ vựa xoài Hiệp Dân, cho biết: “Hiện tại, nhu cầu nhập xoài từ Trung Quốc đang tăng mạnh. Các loại xoài xuất sang thị trường này chủ yếu như Thanh Ca, Úc, Đài Loan, keo, trong đó, xoài Thanh Ca và keo là mặt hàng chủ lực”.
Ông Nguyễn Thanh Thủy, ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Xuân (Trà Ôn, Vĩnh Long) nói: Nếu như trước đây thu hoạch 2 ha lúa xong là tiến hành đốt đồng, còn năm nay thì rơm được thương lái ở Trà Vinh sang thu mua hết. Ruộng gần đường xe tải đến được thì 1 ha rơm bán được 1 triệu đồng, đồng xa lộ lớn giá 800.000đ/ha.
Cụ thể, phấn đấu tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư thuốc BVTV trong rau vượt ngưỡng giảm 10% so với năm 2014; Tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi giảm 10% so với năm 2014; Tỷ lệ mẫu giám sát ô nhiễm vi sinh trong thịt gia súc, gia cầm vượt ngưỡng giảm 10% so với năm 2014.