Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hái ra tiền nhờ nuôi bồ câu

Hái ra tiền nhờ nuôi bồ câu
Publish date: Tuesday. April 21st, 2015

Ở xã Cam Thịnh Đông, khi nhắc đến chăn nuôi, người ta thường nghĩ đến nuôi dê hoặc cừu để phù hợp với khí hậu khắc nghiệt nơi đây. Tuy nhiên, khi rời TP. Nha Trang về thôn Hiệp Thanh sinh sống, ông Thiều Quang Toàn lại không nghĩ đến nuôi dê hay cừu mà lại quyết định làm cơ sở nuôi chim bồ câu theo mô hình khép kín.

Kể về những ngày đầu khởi nghiệp cách đây 3 năm, ông Toàn cho biết: “Lúc đầu, tôi làm chuồng trại khép kín và chỉ dám nuôi 200 cặp. Tuy chim lớn và sinh sản tốt nhưng tôi chưa ưng ý lắm, vì nuôi nhốt đông, chim hay hoảng loạn; việc bay nhảy khiến chim lớn không như mong muốn”. Rút kinh nghiệm qua nuôi đợt đầu, ông đã tăng số cặp chim và lắp máy nghe nhạc trong các chuồng. Theo ông Toàn, việc nghe nhạc đã giúp chim thư giãn, ít bay nhảy, không còn hoảng loạn, sợ hãi khi thấy có người. Đến nay, cơ sở nuôi chim bồ câu của ông đã phát triển hơn 2.000 con.

Do nuôi khép kín nên hàng ngày chỉ một mình ông Toàn phụ trách từ chăm sóc, cho ăn đến dọn vệ sinh chuồng trại, chở chim con đi bán. Mỗi ngày, đàn bồ câu của ông ăn hết khoảng 60kg thức ăn. Trung bình mỗi tháng, chim đẻ một lứa và ấp nở tự nhiên. Ông Toàn cho biết, mỗi tháng, ông xuất bán hơn 500 cặp chim non cho các đầu mối ở chợ Xóm Mới, chợ Đầm (TP. Nha Trang) với giá 60.000 đồng/cặp, thu được hơn 30 triệu đồng.

Ông Toàn chia sẻ: “Muốn chim khỏe mạnh, lớn nhanh, ngoài việc chăm sóc tốt (cho ăn đúng giờ, trộn thuốc đề kháng định kỳ, men tiêu hóa, thuốc bổ...) thì cần gắn thêm máy nghe nhạc để chim thư giãn, nghỉ ngơi... Ở Cam Thịnh Đông, đất đai rất rộng, nhiều khu vực còn bỏ hoang nên cần tận dụng để lập cơ sở nuôi bồ câu, vì chăn nuôi đối tượng này không khó khăn, thu nhập cao, ổn định nếu biết cách chăm sóc”.

Ông Tạ Hồng Quang - Chủ tịch UBND xã Cam Thịnh Đông cho biết, cơ sở nuôi chim bồ câu của ông Toàn mới xuất hiện ở xã 3 năm nay. Ở Cam Thịnh Đông chủ yếu chăn nuôi cừu, dê và bò, đây là cơ sở duy nhất nuôi bồ câu và rất hiệu quả. Lãnh đạo xã sẽ nghiên cứu để phổ biến cho các hộ dân thực hiện nhằm cải thiện kinh tế, hướng đến làm giàu...


Related news

Kinh nghiệm nuôi lươn không bùn của một hộ gia đình ở Tân An Kinh nghiệm nuôi lươn không bùn của một hộ gia đình ở Tân An

Mô hình nuôi lươn của ông Nguyễn Thành Trung, thường gọi là ông Chín Trung ở phường 6, thành phố Tân An đã được Trạm Khuyến nông thành phố Tân An chọn làm địa điểm để bà con nông dân đến tham quan và học tập kinh nghiệmm

Sunday. September 27th, 2015
Không chỉ là tỷ phú cá vược Không chỉ là tỷ phú cá vược

Bao lần thất bại tới “liêu xiêu” nhưng tỷ phú nông dân Trương Văn Trị ( xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) vẫn luôn tin vào một điều duy nhất: Mình có thể!

Sunday. September 27th, 2015
Quản lý nước trong ao lắng Quản lý nước trong ao lắng

Một trong những vấn đề mà người nuôi tôm nước lợ quan tâm hàng đầu là chất lượng nước cấp vào ao nuôi vì đây là yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của tôm.

Sunday. September 27th, 2015
Thêm nhiều giống lúa chịu hạn Thêm nhiều giống lúa chịu hạn

Năm 2015, Khánh Hòa tiếp tục khảo nghiệm các giống lúa chịu hạn cho kết quả rất khả quan. Đây là cơ sở để các địa phương phát triển các giống lúa thích nghi với điều kiện sản xuất khi hạn hán xảy ra.

Sunday. September 27th, 2015
Thế mạnh của rau quả trái vụ Thế mạnh của rau quả trái vụ

Thay vì sản xuất kiểu “mùa nào thứ ấy”, hiện nay nông dân nhiều nơi đã áp dụng thành công kỹ thuật tạo ra sản phẩm rau quả trái vụ, góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

Sunday. September 27th, 2015