Tìm Cơ Hội Kinh Doanh Trong Nông Nghiệp

Ngày 3/3, tại TP Cần Thơ, đại diện lãnh đạo Sở Công thương và hơn 80 DN khu vực ĐBSCL tham dự hội thảo “Cơ hội kinh doanh trong nông nghiệp và Nhóm “Đáy Kim tự tháp” từ quan điểm xã hội và kinh doanh".
Hội thảo do Chi nhánh phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Cần Thơ phối hợp với Phòng Kinh tế - Thương mại Đại sứ quán Israel tổ chức.
Hội thảo giới thiệu các phương pháp kinh doanh theo hướng tối đa hóa lợi nhuận nhằm cung cấp các sản phẩm cũng như dịch vụ cơ bản như thực phẩm, nước sinh hoạt, năng lượng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin, giao thông- vận tải cho nhóm dân cư thu nhập thấp; đồng thời xác định thách thức cũng như những cơ hội phục vụ cho thị trường thu nhập thấp tại Việt Nam.
Ông Zafrir Asaf - Tham tán thương mại, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam phân tích: Trên thế giới ước tính trong 6,5 tỷ người có 4,9 tỷ người thuộc nhóm nghèo về kinh tế - xã hội với mức thu nhập 3.000 USD/năm, trong đó 3,1 tỷ người thu nhập dưới mức 5 USD/ngày.
Nhóm này chiếm số lớn và được gọi nhóm “Đáy Kim tự tháp”. Tuy vậy, dù có thu nhập ít hơn 5 USD/ngày nhưng nhóm này là những người tiêu dùng, nhà SX, công chức hay nhà kinh doanh trong đời sống kinh tế- xã hội có sức mua trên 5 tỷ USD/năm.
TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ đối chiếu: Vùng ĐBSCL được xem là khu vực thu nhập thấp trong cả nước, trong đó thu nhập thấp nhất chủ yếu rơi vào vùng nông thôn. Song, với nguồn nhân lực, sức mua và điều kiện cơ sở hạ tầng được đầu tư đang tốt lên sẽ tạo điều kiện và cơ hội phát triển kinh doanh trong nông nghiệp.
Related news

Ba Chẽ là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ninh, với trên 79,8% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân trong huyện chủ yếu làm nông nghiệp, chăn nuôi và trồng rừng. Không cam chịu cái nghèo khó đeo đẳng, nhiều gia đình ở Ba Chẽ đã vươn lên tìm hướng thoát nghèo. Một trong những hướng đó là nuôi lợn rừng.

Được sự hỗ trợ của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (CTNN) tỉnh Bình Định, Công ty TNHH Thuận Nông và HTXNN Nhơn An, xã Nhơn An (thị xã An Nhơn) đã xây dựng và thực hiện liên minh sản xuất (LMSX) lúa giống xác nhận bền vững, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực…

Những hộ dân của ấp Tân Hòa A (xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) là một vùng đất bưng biền, hoang hóa đã không đầu hàng số phận, tìm được cách làm giàu trên mảnh đất cằn cỗi của mình bằng mô hình: Trồng sen gương (sen lấy hạt non), kết hợp nuôi cá

Ông bà ta thường có câu "muốn giàu thì nuôi cá" quả thật không sai. Chúng tôi tìm đến nhà chú Nguyễn Văn Dừa sau đoạn đường khoảng 4 km cách UBND xã Tân Lập I, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

Vài năm gần đây anh Nguyễn Văn Tuấn ở ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông (huyện Cai Lậy) đã thành công với mô hình nuôi cá lóc trong vèo, góp phần nâng cao mức sống gia đình.