Bọc vải bằng màng sinh học để dành được cả tháng

Theo đó, quy trình bảo quản trái vải tươi được triển khai theo hướng trái vải được làm sạch sơ bộ, rửa và cho vào một “màng sinh học” gồm các axit lactic, vitamin. Theo nghiên cứu của Viện, trái vải được bọc bằng màng sinh học theo hình thức kể trên có thể giữ được độ tươi ngon trong 2 tuần - 1 tháng và đảm bảo an toàn với sức khỏe. Mục tiêu của dự án cũng là kéo dài thời gian trữ vải, tránh giai đoạn rộ mùa giá thấp như hiện nay.
Theo các thành viên của dự án thí điểm, chi phí cho toàn bộ hệ thống bảo quản trái vải bằng màng sinh học bao gồm cả kho lạnh sẽ ở mức 700 - 800 triệu đồng, mỗi giờ sẽ xử lý được 500 kg vải và nếu nhu cầu bảo quản tăng lên có thể xử lý 10 - 15 tấn vải/ngày.
Đầu tháng 6 vừa qua khi đến làm việc với Bộ Khoa học công nghệ nhằm mục tiêu xuất khẩu 1000 tấn vải thiều trong năm 2015 cho các đối tác ASEAN và Nhật Bản, Israel, ông Owada Norio (Tập đoàn ABI, Nhật Bản) cho biết tập đoàn này có công nghệ bảo quản bằng cách làm lạnh nhanh (CAS, hay còn gọi là hệ thống tế bào còn sống), theo ông Norio, hệ thống này đã được sử dụng để bảo quản nông sản, thủy sản trong vòng 1 - 3 năm và sau khi rã đông thì chất lượng và vị của thực phẩm gần tương đương như thời kỳ mới thu hoạch.
Ông Norio cho biết năm 2013- 2014 đã ký hợp tác với Bộ Khoa học công nghệ để bảo quản trái vải xuất khẩu vào Nhật Bàn. Sau 1 năm trữ đông, ông Norio cho biết trái vải được lấy ra rã đông sử dụng có vị ngọt và vị vải tương tự như vải tươi.
Ông Norio cũng cho biết sẽ tiếp tục sử dụng công nghệ này trong xuất khẩu trái vải VN vào Nhật bản và một số quốc gia khác trong năm 2015. Để xuất khẩu vải đi Úc và Mỹ, hiện chủ yếu sử dụng hình thức chiếu xạ diệt tế bào nấm. Tuy nhiên số lượng vải xuất khẩu đi Mỹ, Úc chưa đáng là bao so với số vải đang về chợ mỗi ngày.
Related news

Thực tế cho thấy, quá trình xây dựng chất lượng và thương hiệu đã giúp cho gạo Việt tự tin trước yêu cầu đặt hàng gạo theo tiêu chuẩn cao cấp của các siêu trị trong nước và xuất khẩu. Gạo Việt đã xuất khẩu theo đơn đặt hàng bán vào siêu thị các nước EU, Mỹ, Mexico, Úc… tất nhiên với giá bán lẻ tăng cao gấp nhiều lần. Đó là giá trị của gạo có thương hiệu”, bà Lan nói.

Trào lưu trồng kiểng trái, kiểng lá đang lan rộng khắp các tỉnh ĐBSCL. Vì vậy để tạo nên sự mới lạ cho các mặt hàng chưng tết, anh Đỗ Tiến Bình ở ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã tạo ra loại kiểng làm bằng bông trang được trồng trong chậu, anh cho biết: “Vài năm nay tôi tạo ra kiểng làm bằng bông trang để bán cho các “đại gia” chơi kiểng và chưng tết.

NCB mong muốn thông qua gói vay ưu đãi 980 tỷ trong dự án “Cánh đồng lớn theo chuỗi liên kết giá trị lúa gạo” góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn thiết thực, hiệu quả nhất, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi lãi suất từ Chính phủ, đặc biệt tại khu vực Tây Nam Bộ.

Do thời tiết bất thuận, ban đêm trời lạnh, có sương muối, ban ngày trời nắng, nhiệt độ cao kéo dài cả tháng nên đào đã bắt đầu đâm nụ, trổ hoa trong khi quất lại bị thối rễ làm quả vàng và rụng, cây héo, chết hàng loạt.

Mỗi năm ngủ nghỉ từ 3-4 tháng. Nặng nhất là hái thì bây giờ máy móc hết rồi. Một ha hái trong vòng một ngày là xong. Đầu tư không nhiều mà thời gian thu hoạch lại lâu, giá cả ổn định. Mỗi năm túc tắc cũng kiếm vài ba chục triệu mỗi ha. Ai dại gì mà bán”, người trồng chè ở Văn Chấn nói thế. Chắc chắn họ đã tìm ra “đáp án” của bài toán cây chè.