Không có chuyện cá tra trở lại danh sách đỏ của WWF

Trước thông tin về việc cá tra Việt Nam vẫn nằm trong danh sách đỏ trong Hướng dẫn tiêu dùng sản phẩm thủy sản (seafood guide) của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên Thụy Sỹ trên trang web của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên thế giới (WWF quốc tế), lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo xác minh làm rõ thông tin này.>>Sớm gỡ rào cản để cá tra trở lại thị trường Brazil
Theo WWF Việt Nam, tổ chức này đã liên hệ với WWF Thụy Sỹ để kiểm tra và được trả lời: Trong vòng 3 năm nay cá tra Việt Nam không còn nằm trong danh sách đỏ. Tuy nhiên, WWF Việt Nam có tìm thấy một bản Hướng dẫn tiêu dùng sản phẩm thủy sản của WWF Thụy Sỹ đã được dịch sang tiếng Anh (dạng PDF) từ năm 2004 được đăng tải trên website của WWF quốc tế.
WWF Việt Nam đã thông báo với WWF quốc tế về sự cố này và đề nghị WWF quốc tế cập nhật lại Hướng dẫn tiêu dùng sản phẩm thủy sản mới nhất của WWF Thụy Sỹ. WWF quốc tế đã gỡ bỏ bản dịch hướng dẫn cũ này. Như vậy, thông tin về việc WWF Thụy Sỹ đưa cá tra trở lại vào danh sách đỏ là không đúng và do lỗi kỹ thuật từ bộ phận quản lý website của WWF quốc tế.
Related news

Những ngày qua, giá gạo hàng hóa ở ĐBSCL tăng khá mạnh, mà nguyên nhân chính là nhiều thương nhân đang tăng cường thu mua để xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.

Những người nông dân nuôi tôm ở xã Vĩnh Thành (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) vẫn thường nói: Nuôi tôm là đánh một canh bạc không cân sức với sự may rủi, bởi nông dân nuôi tôm cũng như canh tác trên một xí nghiệp ngoài trời, phụ thuộc phần nhiều vào thiên nhiên.

Hiện nay, tại các huyện Vị Thủy, Châu Thành A (Hậu Giang) đã có nhiều nơi thu hoạch lúa Hè thu. Vịt khắp nơi cũng đang chạy đồng về, thả lan trên những cánh đồng lúa mới vừa thu hoạch xong. Hiện tượng này tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh từ những đàn vịt chạy từ đồng này sang đồng khác có thể lây lan trên diện rộng.

5 năm qua, Tổ hợp tác nuôi rắn ri voi xã Nguyễn Văn Thảnh (Bình Tân - Vĩnh Long) xuất bán sang Trung Quốc mỗi năm trên 2 tấn rắn với giá dao động từ 750.000 - 900.000 đ/kg. Nhiều bà con nơi đây khấm khá lên nhờ loại rắn này.

Tuy nhiên, thời gian qua chỉ một lượng rất nhỏ phụ phẩm này được dùng để trồng nấm, với sản lượng nấm cả nước chỉ đạt 250.000 tấn/năm, không đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Qua đó, có thể thấy chúng ta đã bỏ qua cơ hội rất lớn để biến phụ phẩm nông nghiệp thành tiền.