Tiêu Chuẩn Mới Của MSC Sẽ Được Ra Mắt Vào Tháng 10/2014

Hội đồng Quản lý Biển (MSC) hiện đang tiến hành nốt các công việc xem xét lại các tiêu chuẩn thủy sản của mình trong 2 tháng cuối cùng của quy trình đánh giá 2 năm một lần.
MSC là chương trình chứng nhận hàng đầu thế giới về hoạt động quản lý nghề cá tốt và bền vững. Quá trình đánh giá này bao gồm việc thu thập ý kiến đóng góp của các bên liên quan, các nhà quản lý nghề cá, các tổ chức môi trường sinh thái biển, các chính phủ và các đối tác thương mại một cách công khai minh bạch.
Kết quả đánh giá sẽ giúp việc chỉnh sửa các tiêu chuẩn nghề cá mới và yêu cầu về cấp giấy chứng nhận của MSC sẽ ra mắt trong tháng 10/2014.
Việc ra mắt này đã được lùi lại từ tháng 8 sang tháng 10 trong một cuộc họp mới đây của Hội đồng quản trị, đồng thời tại cuộc họp này đưa ra quyết định một số công việc cuối cùng cần phải làm để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn và yêu cầu sẽ rõ ràng.
Quá trình này đã giúp đảm bảo các tiêu chuẩn nghề cá của MSC phản ánh các nghiên cứu nghề cá mới đây và các hoạt động quản lý, đồng thời đúc kết kiến thức chuyên môn từ việc đa dạng các bên liên quan đến MSC trên toàn cầu.
Related news

Nhờ áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật với quy trình sản xuất xoài đạt chuẩn GlobalGAP, Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương (xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) từng bước khẳng định thương hiệu, vươn ra thị trường thế giới. Bình quân mỗi héc ta trồng xoài cát Chu và xoài cát Hoà Lộc lãi từ 100 - 200 triệu đồng.

Chuẩn bị bước vào vụ đông xuân, thay vì cách làm truyền thống phát dọn cỏ trước khi gieo sạ, không ít nông dân ở nhiều nơi trong tỉnh lựa chọn cách dùng thuốc để diệt cỏ. Việc lạm dụng quá mức thuốc diệt cỏ không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái mà cả sức khỏe con người.

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bến Tre chọn cá điêu hồng làm mô hình trình diễn tại hộ ông Trịnh Công Trung - ấp 10 - xã Tân Thạch (Châu Thành).

Trong năm, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hoa màu tiếp tục được quan tâm. Cụ thể, thực hiện 7 mô hình trình diễn rau an toàn (RAT); 4 mô hình sản xuất RAT gắn với tiêu thụ và nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo lồng ghép trong các chương trình, dự án... Từ đó, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng (bắp 7 tấn/ha, đậu nành 2,1 tấn/ha, rau muống lấy hạt 2,5 tấn/ha). Sản xuất RAT diện tích trên 150ha, đạt 83,5% kế hoạch nhưng hầu hết diện tích rau đều sản xuất nhỏ lẻ, chưa có liên kết sản xuất và tiêu thụ.

Từ con gà, con vịt cho đến con heo đang đẩy người chăn nuôi ở Bình Định lâm cảnh khốn đốn. Nguyên nhân do sau Tết, giá cả các loại vật nuôi nói trên đều tuột, trong khi giá thức ăn chăn nuôi vẫn “bình chân như vại”.