Mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển cho hiệu quả bền vững

Theo Phòng NN & PTNT huyện Duyên Hải, từ đầu tháng 6 đến nay, hơn 6.000 hộ nuôi tôm sú kết hợp với cua biển trên diện tích hơn 8.000 ha đã thu hoạch dần cua biển, tôm sú đạt kích cỡ loại I, loại II, được hơn 10 tấn.
Vụ nuôi năm nay, người nuôi đã thu hoạch tôm sú, cua biển được hơn 75 triệu đồng trên diện tích 4ha, dự kiến đến cuối vụ sẽ đạt khoảng 150 triệu đồng nếu giá cua thương phẩm ở mức 150.000 - 200.000 đồng, tôm sú ở mức 160.000 - 180.000 đồng như hiện nay. Mô hình nuôi kết hợp này có ưu điểm là vốn đầu tư ít, mức rủi ro về dịch bệnh rất thấp, giúp nông dân sản xuất bền vững hơn.
Về kỹ thuật nuôi tôm sú kết hợp với cua biển, ngoài các kỹ thuật cơ bản áp dụng khi nuôi tôm sú bán thâm canh, người nuôi cần chú ý một số điểm sau:
- Ao nuôi có hệ thống gờ nổi bên trong hoặc cần đào rãnh xung quanh có gò ở giữa để cua có thể đào các hốc, hang trú ẩn. Cung cấp các chà cây làm chỗ ẩn nấp cho cua.
- Khi lấy nước vào ao, cần kiểm tra độ mặn để báo cho trại giống tôm, giống cua để các trại tiến hành hạ độ mặn, thuần dưỡng giống thích nghi với độ mặn nơi thả nuôi, tránh hiện tượng tôm, cua bị sốc độ mặn khi thả giống.
- Đối với ao nuôi, cần giăng vèo ương cua ngay trong ao. Vèo ương cua có 5 mặt: 4 mặt bên và mặt đáy; làm bằng lưới mịn, dày, xung quanh miệng vèo được may kèm với một lớp nhựa cao khoảng 30cm để tránh cua bò lên miệng vèo ra ngoài ao. Trong vèo bố trí các chà cây hoặc lưới giăng bên trong để làm chỗ cho cua con bám. Vèo được đặt ở góc ao, phần trên gió, cách bờ 2 - 3m để tiện chăm sóc cua ương.
- Thời điểm thả giống cua trong ao tôm sú (giống tôm sú thả nuôi cỡ P15): Nếu nuôi từ cua bột thì thả cùng lúc với giống tôm, nhưng cua được ương trong vèo khoảng 7 ngày trước khi bung vèo ra ao tôm sú (vèo ương nên đặt ngay trong ao tôm). Nếu nuôi từ cua hạt dưa thì giống cua được thả sau khi thả giống tôm 7 - 10 ngày. Nếu nuôi từ cua hạt me thì thả giống cua sau khi thả giống tôm 15 - 20 ngày.
- Mật độ thả nuôi: Tôm sú thả 12 - 15 con/m². Đối với cua hạt tiêu nên thả 1 - 1,5 con/m². Nếu thả cua hạt dưa thì thả khoảng 1 con/m², cua hạt me thì thả khoảng 0,5 con/m² (cua càng lớn mật độ thả càng thấp).
- Chăm sóc, cho ăn: Trong giai đoạn ương, có thể cho cua ăn cá tươi hấp chín tán nhuyễn trong vài ngày đầu, sau đó trộn cá hấp với thức ăn viên của tôm với tỉ lệ giảm dần cá hấp và tăng dần cám viên. Thường cua bột mới thả vào vèo, ngày đầu không cho ăn mà cho ăn ngay sáng hôm sau với khoảng 400 - 500g cá hấp/ngày, chia làm 4 lần. Sau đó cứ 3 ngày, tăng 20 - 30% lượng thức ăn. Sau 1 tuần ương, thấy cua nhanh nhẹn, khỏe mạnh là có thể thả ra ao cùng với tôm sú và sau đó cho ăn như tôm sú. Nếu 2 giờ sau khi cho tôm và cua ăn xong, thấy có hiện tượng cua bò quanh bờ, dưới mép nước gần bờ để kiếm ăn, cần tăng thêm thức ăn cho lần sau.
Hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang tiến hành quy hoạch lại vùng nuôi trồng thủy sản, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật như hệ thống điện, thủy lợi, cơ sở sản xuất tôm giống tại chỗ để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản vùng ngập mặn, ven biển hiệu quả và bền vững hơn.
Ngành nông nghiệp tỉnh cũng khuyến cáo các hộ dân đang nuôi tôm bán công nghiệp, nếu không đủ nguồn lực xây dựng hạ tầng kỹ thuật thì nên chuyển sang mô hình nuôi tôm quảng canh kết hợp nuôi cua biển, nuôi sò huyết... để đảm bảo hiệu quả, tránh tình trạng dịch bệnh ở tôm lây lan trên diện rộng.
Related news

Trong vài năm gần đây do bị ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật đã làm cho nhiều doanh nghiệp bỏ dần thị trường truyền thống giá cao này mà tập trung mở rộng xuất khẩu sang thị trường dễ tính.

Chính nguyên nhân này đã tạo động lực để lãnh đạo xã có kế hoạch thay đổi cách nâng cao giá trị sản xuất cho người nông dân thông qua học nghề. Đức Hiệp cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh tổ chức lớp học trồng lúa năng suất cao.

Đáng chú ý nhất là gạo Việt Nam XK sang thị trường Philippines tăng trưởng đột biến trong 6 tháng đầu năm. Cụ thể, Philippines nhập khẩu 687,150 tấn gạo từ Việt Nam với tổng giá trị 309,982 USD, tăng 134,1% về khối lượng và tăng 135,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Đây là tàu cá đầu tiên nằm trong dự án “Nâng cao thu nhập cho ngư dân và phát triển ngành khai thác cá ngừ VN bền vững” của Công ty Yanmar (Nhật Bản). Ông Yukio Kikuchi, giám đốc dự án tại VN của Công ty Yanmar, cho biết tàu này có công suất 350 mã lực, với vốn đầu tư hơn 6 tỉ đồng đã bao gồm ngư cụ, các thiết kế và công nghệ khai thác, bảo quản cá ngừ của Nhật Bản.

Đây là năm thứ 3 sản lượng cà phê của vùng Tây Nguyên liên tiếp giảm mạnh, cụ thể: Niên vụ 2012- 2013 giảm 10-15%; niên vụ 2013-2014 tiếp tục giảm 15% và niên vụ 2014- 2015 sẽ giảm nữa.