Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp - Nghệ An

Nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp - Nghệ An
Publish date: Thursday. August 27th, 2015

Với lợi thế về nguồn thức ăn từ hoa rừng, nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp (Quỳ Hợp, Nghệ An) đã phát triển rất nhanh chóng, trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình trong xã.

Những hình ảnh về nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp.

Theo chân cán bộ xã Đồng Hợp, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ong lấy mật của anh Nguyễn Văn Toàn (xóm Khe Mèn, xã Đồng Hợp) là người đã có kinh nghiệm nuôi ong lấy mật.

Anh Toàn chia sẻ: “Để nuôi được ong thì không phải nuôi theo bản năng mà cần có kỹ thuật và có chuyên gia hướng dẫn, phải thực sự chịu khó cần cù thì mới bám được với nghề này”.

Ong mật có đặc tính tổ chức bầy đàn rất cao và nhạy cảm với các tác động của ngoại cảnh như: thời tiết, ánh sáng và nhiệt độ. Người nuôi ong phải nắm bắt được các đặc tính cơ bản của ong, có các biện pháp thích hợp trong việc chống rét, chống nóng, thường xuyên vệ sinh thùng đảm bảo khô ráo và sạch sẽ. Có như vậy, đàn ong mới khoẻ mạnh và cho năng suất mật cao, chất lượng. Ong cũng thường hay bị bệnh nếu được chăm sóc không tốt. Một số chứng bệnh thường gặp của ong như bệnh thối trùng, bệnh cúm giò...

Tuy nhiên, theo chia sẻ của các hộ nuôi ong cho biết, với kinh nghiệm nuôi ong lâu năm thì có thể phát hiện và biết ong bị bệnh gì, từ đó có thuốc để điều trị phù hợp.

Để có chất lượng mật tốt, ngoài di chuyển đến những vùng có nhiều hoa thì việc cho ong mật ăn thêm thức ăn cũng được người nuôi hết sức coi trọng.

Theo anh Toàn thì hiện anh có tới 300 đàn ong, cứ 3 ngày anh lại cho ong ăn thức ăn (bột đậu tương quấy nhuyễn) một lần. Lượng thức ăn này cũng tùy thuộc vào lượng đàn ong và tùy thuộc vào lượng mật mà ong tự tìm kiếm được. Việc này chỉ có những người nuôi ong có kinh nghiệm lâu năm mới thực hiện được.

Việc khai thác mật ong cũng là một trong những công đoạn hết sức quan trọng, người nuôi ong phải kiểm tra thường xuyên xem những tổ ong nào có lượng mật vừa đủ. Sau đó thu gom những cầu mật .Dùng dao cạo nhẹ nhàng lớp sáp bám bên cạnh cầu ong. Sau đó bỏ những cầu ong vào máy quay tay để lọc mật ong sẽ cho ra những dòng mật ong sánh vàng màu hổ phách. Trung bình 4 - 5 tuần sẽ khai thác mật ông một lần. Mỗi lần như vậy khoảng 900 lít.

Khách hàng đến tận nơi mua mật ong về dùng dần. Hiện tại, mỗi lít mật ong có giá 70 đến 100 ngàn đồng. Bên cạnh bán lẻ, người nuôi ong lấy mật chủ yếu nhập cho Công ty ong ở Đắc Lắc. Mật ong được đựng trong những thùng nhựa kín, mỗi thùng nặng 50kg.

Anh Toàn cho biết: Trung bình mỗi năm anh nhập cho Công ty khoảng 10 lần, mỗi lần khoảng 900 lít mật ong. Ngoài ra còn thuê 6 - 7 công nhân, lương mỗi tháng 8 triệu đồng.


Related news

Bệnh Thường Gặp Liên Quan Đến Dinh Dưỡng Trên Cá Nuôi Bệnh Thường Gặp Liên Quan Đến Dinh Dưỡng Trên Cá Nuôi

Yếu tố tác động môi trường như nguồn nước, các tạp chất tồn tại trong ao cao sinh ra nhiều mùn bã hữu cơ, vi sinh vật có hại phát sinh và phát triển gây bệnh cho cá, một trong số bệnh đáng quan tâm đó là bệnh ký sinh trùng đường máu trên mô hình nuôi cá.

Saturday. February 15th, 2014
Mô Hình Nuôi Ếch Ở Hồng Sơn Lãi Cao Mô Hình Nuôi Ếch Ở Hồng Sơn Lãi Cao

Hồng Sơn có diện tích trên 12 ha nuôi thủy sản nước ngọt, là xã khá nhất trong phong trào nuôi trồng thủy sản nước ngọt của huyện Hàm Thuận Bắc.

Saturday. February 15th, 2014
Nuôi Tôm Bền Vững Nuôi Tôm Bền Vững

Ao nuôi tôm không quá lớn, là một biện pháp tránh rủi ro, vì nếu có hỏng ao này còn ao kia. Khi bệnh tôm phát sinh, ao nuôi nhỏ sẽ dễ xử lý và ít tốn kém hơn. Nếu dụng cụ, máy móc của một trong số ao này bị hỏng có thể di chuyển bổ sung cho nhau để giải quyết tạm thời. Diện tích tối ưu của ao nuôi tôm nên từ 3.000-5.000m2.

Saturday. February 15th, 2014
Chi Gần 50 Tỉ Đồng Bồi Thường Bảo Hiểm Thủy Sản Chi Gần 50 Tỉ Đồng Bồi Thường Bảo Hiểm Thủy Sản

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi 47,4 tỉ đồng bồi thường thiệt hại 102 ao nuôi các loài thủy sản, với diện tích gần 37,3 ha, chiếm gần 63% so với tổng diện tích tham gia bảo hiểm trên địa bàn tỉnh.

Monday. February 17th, 2014
Một Mô Hình Nuôi Tôm Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Ở Bến Tre Một Mô Hình Nuôi Tôm Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Ở Bến Tre

Vào tháng 7-2012, 7 hộ dân ở ấp Xương Thới III (Thới Thạnh, Thạnh Phú, Bến Tre) được Trường Đại học Cần Thơ chọn thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh xen trong mương vườn dừa thuộc Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là các hộ dân định cư cặp ngoài vùng đê bao ngọt hóa của Dự án 418.

Monday. February 17th, 2014