Tiền Giang xây dựng 300ha vùng trồng chuyên canh sơri

Theo ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang, địa phương đã xác định sơri là một trong những loại trái cây chủ lực có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với thổ nhưỡng vùng đất nhiễm mặn và điều kiện canh tác khó khăn ở Gò Công Đông. Tỉnh phấn đấu trong những năm tới mở rộng diện tích lên 500ha, đạt sản lượng 10.000 tấn quả/năm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Để tạo điều kiện cho cây trồng đặc sản phát triển theo hướng bền vững, Tiền Giang triển khai Chương trình hỗ trợ toàn diện cây sơri; trong đó, chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ thâm canh nhằm tăng năng suất và sản lượng; tuyển chọn giống tốt cho quả chất lượng cao hướng đến thị trường xuất khẩu.
Đáng chú ý, Công ty Nichirei Suco Việt Nam đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến trái sơri tại vùng chuyên canh nhằm chế biến xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Điều này đã mở ra hướng đi mới, tạo thuận lợi để trái sơri và các sản phẩm chế biến từ sơri rộng đường xuất khẩu, giúp nông dân an tâm thâm canh để đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra, huyện Gò Công Đông cũng đã thành lập được Hợp tác xã sơri Gò Công Đông thu hút gần 170 hộ chuyên canh sơri.
Theo ông Huỳnh Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã sơri Gò Công Đông, mỗi năm sơri cho thu hoạch 8 đợt, năng suất 48 tấn/ha bình quân cả năm. Với giá bán khoảng 4.300 đồng/kg, nông dân đạt giá trị sản xuất trên 200 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí, người dân còn lãi từ 60 đến 80 triệu đồng/ha.
Trong năm qua, Hợp tác xã đã ký hợp đồng cung ứng 1.500 tấn quả sơri cho Công ty Nichirei Suco với giá 4.300 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với giá thị trường bên ngoài. Do vậy, bà con xã viên rất phấn khởi và tin vào sự hiệu quả của việc trồng sơri.
Related news

Sáng 4/1/2014, Sở Nông nghiệp tổ chức hội nghị tổng kết nuôi trồng thủy sản năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014. Tham dự hội nghị có đại diện các huyện, thành, thị, các hộ nuôi trồng điển hình trên toàn tỉnh Nghệ An.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), tính đến cuối năm 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) và sản lượng thủy sản nước ngọt tại các tỉnh phía Bắc đều tăng gần 2% so với năm 2012. Diện tích, sản lượng đều tăng

Mấy năm gần đây, gà Đông Tảo đã được nhiều người dân các tỉnh, thành phía Nam biết đến như một đặc sản và tiêu thụ khá mạnh vào dịp Tết Nguyên đán. Trại gà Đông Tảo lớn nhất tỉnh Đồng Nai hiện nay của anh Vũ Ngọc Tuấn ở xã Đông Hòa (huyện Trảng Bom) năm nay đã trong tình trạng “cháy” hàng.

Ngành nông nghiệp và PTNT tiếp tục xây dựng mô hình, tuyên truyền, vận động bà con nông dân thực hiện phòng trị theo quy trình của Viện Cây ăn quả Miền Nam; chuyển đổi sang trồng giống nhãn kháng bệnh chổi rồng hoặc các loại cây đặc sản thích nghi với đặc điểm của từng vùng.

Gần một tháng nay, giá thịt lợn hơi ở mức 43-45 nghìn đồng/kg, cao hơn thời điểm 3 tháng trước hơn 10 nghìn đồng/kg. Với giá bán này, trừ chi phí, nông dân thu lãi từ 700 đến 1 triệu đồng/con.