Thả Bổ Sung 498.000 Con Cá Giống Xuống Hồ Dầu Tiếng

Chi cục thủy sản Tây Ninh vừa phối hợp với Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa, Công an hồ nước, Phòng Nông nghiệp huyện Dương Minh Châu tổ chức thả 498.000 con cá giống xuống hồ Dầu Tiếng.
Ông Lê Văn Khải - Chi cục trưởng Chi cục thủy sản tỉnh Tây Ninh cho biết, đợt thả cá giống lần này có 3 chủng loại, gồm cá mè hoa (238.000 con), trắm cỏ (180.000 con) và cá trôi (80.000 con). Theo ông Khải, sau đợt thả cá, Chi cục sẽ phối hợp với Công an hồ nước tiến hành tuần tra, canh giữ trong thời gian 3 ngày tại khu vực cá giống được thả, đẩy đuổi các trường hợp đánh bắt cá giống bằng gió đèn, vớn xanh... vào ban đêm để bảo vệ đàn cá mới thả trong hồ.
Từ năm 2005 đến nay, tỉnh Tây Ninh đã chi ngân sách gần 5 tỷ đồng để mua và thả bổ sung xuống hồ Dầu Tiếng gần 9 triệu con cá giống các loại, góp phần cải tạo môi trường nước, tăng sản lượng khai thác thủy sản, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho hơn 1.000 lao động sống ven hồ.
Theo Chi cục thủy sản Tây Ninh, hiện trong hồ Dầu Tiếng có khoảng 54 loài thủy sản, trong đó 25 loài có giá trị kinh tế cao, như cá lăng, cá lóc, cá leo, mè vinh, mè hoa, trôi, trắm cỏ... Năm 2014 sản lượng khai thác nguồn lợi thủy sản trong hồ Dầu Tiếng ước đạt 3.100 tấn các loại, tăng 100 tấn so với năm 2013.
Related news

Ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết Việt Nam có đủ vaccine phòng chủng cúm A H5N6 nếu dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Tuy nhiên, đây chỉ là loại vaccine dùng tiêm cho gia cầm.

Đây là mô hình thuộc dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2014-2016”. Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư và bà con nông dân, mô hình này hứa hẹn sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.

Nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người trồng mía, bên cạnh việc chuyển đổi giống mía, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) còn hướng dẫn nông dân thay đổi hình thức canh tác từ thủ công sang ứng dụng cơ giới hóa và áp dụng một số kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất. Tuy mới áp dụng không lâu, nhưng mô hình đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực và nhận được sự đồng tình của người dân.

Hiện tại, diện tích trồng đu đủ toàn xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) hơn 10 ha, giống đu đủ lùn cao sản. Trong đó, tập trung trồng nhiều tại thôn Phú Thạnh. So với các loại cây trồng khác thì đu đủ là loại cây dễ trồng, không kén đất, kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đơn giản.

Theo Hội Nông dân tỉnh, thời gian qua, các cấp hội trên địa bàn đã dựa vào thực tiễn của mình để đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển kinh tế.