Thưởng 30 tỷ đồng cho huyện nông thôn mới đầu tiên
Qua 5 năm triển khai xây dựng NTM, diện mạo huyện Củ Chi đã có nhiều thay đổi vượt bậc, trong đó 20/20 xã của huyện đã đạt 19/19 tiêu chí; hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh.
Thu nhập bình quân đầu người của huyện hiện là 39,5 triệu đồng/người/năm; giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đạt 258 triệu đồng/năm, cá biệt hộ trồng lan đạt 1 tỷ đồng/ha/năm.
Trồng rau sạch đạt 400 triệu đồng/ha/năm; tỷ lệ hộ nghèo (thu nhập dưới 16 triệu đồng/người/năm) còn khoảng 3%...
Với thành tích trên, huyện Củ Chi được UBND TP.HCM thưởng công trình phúc lợi trị giá 20 tỷ đồng, ngoài ra cũng được Trung ương thưởng 10 tỷ đồng.
Related news
Mô hình nuôi cá sặt bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp đối với người dân ở một số huyện trong tỉnh như Trần Văn Thời, U Minh (Cà Mau) khá quen thuộc và được xem như một nghề truyền thống.
Dân gian thường nói: “Nuôi heo ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” là muốn nói bằng nghĩa bóng về sự an nhàn của nuôi heo so với nuôi tằm. Nhưng với người nuôi tôm, nuôi hàu ở sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) thì chuyện “ăn cơm đứng” lại đúng hoàn toàn bằng nghĩa đen.
Mặc dù là tỉnh miền núi nhưng Bắc Kạn vẫn có tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản. Thời gian qua, những chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích phát triển ngành kinh tế này đã giúp thuỷ sản dần trở thành hướng đi xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân ở các huyện: Ba Bể, Chợ Mới,...
Nhiều bạn trẻ ở TPHCM đã chọn nghề nông để lập nghiệp. Dù đó là nghề chính hoặc chỉ là nghề tay trái, song bằng tâm huyết và năng động, các nhà nông trẻ sáng tạo nhiều mô hình sản xuất, làm kinh tế trang trại, trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả.
Nhờ dự án cạnh tranh nông nghiệp mà lần đầu tiên ở Nghệ An đã ứng dụng thành công kỹ thuật thâm canh ngô mật độ cao. Tại 3 xã triển khai mô hình mở rộng đều đạt năng suất gần 9 tấn/ha/vụ, hiệu quả gấp 3 lần so với trồng đại trà…