Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chương Trình Khí Sinh Học Cho Ngành Chăn Nuôi Việt Nam

Chương Trình Khí Sinh Học Cho Ngành Chăn Nuôi Việt Nam
Publish date: Monday. May 19th, 2014

Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành Chăn nuôi Việt Nam được triển khai ở Phú Yên từ giữa năm 2013, đã góp phần cải thiện, thay đổi thói quen chăn nuôi của nông dân nhiều địa phương. Qua đó người dân quan tâm hơn đến việc xử lý chất thải chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển chăn nuôi một cách bền vững.

Giữa năm 2013, dự án Chương trình khí sinh học cho ngành Chăn nuôi Việt Nam giai đoạn 2 được triển khai tại Phú Yên với mục tiêu tuyên truyền, vận động và hỗ trợ cho người chăn nuôi, giúp bà con nhận thức được tác hại của việc xả thải trong chăn nuôi. Từ đó, thay đổi suy nghĩ và có hành động đúng đắn hơn để bảo vệ môi trường, phát triển nghề chăn nuôi một cách bền vững.

Bà Huỳnh Thị Kim Chi ở thôn Minh Đức, xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa) cho biết: “Gia đình tôi nuôi khoảng 20 con heo, lượng phân và nước thải mỗi ngày khá nhiều. Gia đình thường cho chất thải chảy ra vườn nhà để tưới cây nhưng gây nên mùi hôi, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình và bà con hàng xóm.

Được vận động tham gia chương trình khí sinh học, gia đình tôi đã xây hầm biogas có dung tích khoảng 6m3 với giá tiền 10 triệu đồng. Từ lúc có hầm biogas này, tất cả chất thải đều được dẫn vào hầm không còn gây mùi hôi thối, hạn chế ô nhiễm môi trường”.

Còn theo ông Võ Xuân Hoan ở thôn Xuân Thạnh 2, xã Hòa Tân Tây (Tây Hòa), từ khi xây hầm biogas xử lý chất thải nuôi heo và bò, gia đình ông đã khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra lâu nay. Không những thế, nguồn khí gas thu được từ hầm sử dụng làm chất đốt trong sinh hoạt gia đình, nhờ vậy mỗi tháng gia đình ông tiết kiệm được vài trăm nghìn đồng tiền mua chất đốt.

Theo Văn phòng dự án Khí sinh học cho ngành Chăn nuôi Việt Nam tại Phú Yên, ngoài mức hỗ trợ 1,2 triệu đồng/hầm biogas từ Chương trình khí sinh học cho ngành Chăn nuôi Việt Nam, các địa phương cũng có những mức hỗ trợ khác nhau để khích lệ người chăn nuôi tham gia.

Tiêu biểu như: Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ cho 20 hộ dân ở xã Hòa Tân Tây xây dựng hầm biogas với mức hỗ trợ 4 triệu đồng/hộ, Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa hỗ trợ 800.000 đồng/hầm biogas, Phòng NN-PTNT huyện Tuy An hỗ trợ 2 triệu đồng/hầm biogas…

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, Chương trình khí sinh học cho ngành Chăn nuôi Việt Nam góp phần hỗ trợ phát triển nghề chăn nuôi. Tuy nhiên, kinh phí xây 1 hầm biogas khá cao (trên 10 triệu đồng) sẽ rất khó để khuyến khích người chăn nuôi tham gia. Vì vậy, đơn vị đã có cơ chế trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp hỗ trợ thêm cho mỗi hộ chăn nuôi 2 triệu đồng khi xây 1 hầm biogas. Nhờ sự hỗ trợ này mà nhiều bà con đã có điều kiện xây dựng được hầm biogas.

Sau một thời gian triển khai, đến nay Chương trình khí sinh học cho ngành Chăn nuôi Việt Nam tại Phú Yên đã đào tạo được 12 kỹ thuật viên và 12 thợ xây hầm biogas chuyên nghiệp. Đội ngũ này là những người trực tiếp thực hiện việc xây dựng, giám sát về mặt kỹ thuật… đảm bảo các công trình khí sinh học đều được xây dựng đúng kỹ thuật, tiêu chuẩn, phát huy hiệu quả.

Ông Nguyễn Minh Hòa, Phó giám đốc Văn phòng dự án Chương trình khí sinh học cho ngành Chăn nuôi Việt Nam tại Phú Yên cho biết: Công nghệ biogas quy mô gia đình là giải pháp hữu hiệu cho phép kết hợp hài hòa giữa cung cấp năng lượng sạch, rẻ tiền với giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở nông thôn.

Đây sẽ là giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển nghề chăn nuôi một cách bền vững. Trong năm 2014, dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ cho người chăn nuôi của tỉnh xây dựng thêm 400 hầm biogas nữa.


Related news

Nông dân hiểu luật thành phố thêm yên bình Nông dân hiểu luật thành phố thêm yên bình

Sau 2 năm thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số (giai đoạn 2013 – 2016), Hội Nông dân TP.HCM đã giúp những đối tượng thụ hưởng trên địa bàn am hiểu về pháp luật hơn.

Wednesday. October 28th, 2015
Lâm Thao cùng nông dân chăm sóc lúa đông xuân Lâm Thao cùng nông dân chăm sóc lúa đông xuân

“Cùng nông dân các tỉnh ĐBSCL chăm sóc lúa đông xuân” là chủ đề buổi tư vấn được Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phối hợp Kênh truyền hình nông nghiệp 3N-VTC16 tổ chức tại ấp 1, xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ngày 18.10 vừa qua.

Wednesday. October 28th, 2015
Phòng trị bệnh cho cá rô phi nuôi lồng bè Phòng trị bệnh cho cá rô phi nuôi lồng bè

Cá rô phi nuôi lồng thường bị một số bệnh như: bệnh xuất huyết, bệnh viêm ruột, bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng bánh xe...

Wednesday. October 28th, 2015
Chinh phục đầm trũng, thu 20 tỷ đồng mỗi năm Chinh phục đầm trũng, thu 20 tỷ đồng mỗi năm

Năm 1995, xã Sơn Vi thực hiện chính sách giao khoán các diện tích đất đồi hoang hóa, đất ruộng sình lầy và mặt nước ao hồ lâu nay khai thác kém hiệu quả kinh tế, để giao cho các hộ nhận khoán xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.

Wednesday. October 28th, 2015
Thế và thời mới của nông dân Thế và thời mới của nông dân

Bất kỳ ai muốn thành công đều phải hội tụ được 3 yếu tố là: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Soi với các yếu tố đó, có thể nói người nông dân Việt Nam hiện đang có cả 3, đó là nông nghiệp đang đi vào giai đoạn phát triển hàng hóa, hội nhập quốc tế;

Wednesday. October 28th, 2015