Thuận Hà, Hiệu Quả Cao Từ Cây Bơ Trái Vụ

Năm 2009, ông Phạm Nga Chính ở thôn 4, xã Thuận Hà (Đắk Song) đã trồng 160 cây bơ trái vụ (bơ booth 7) với mục đích để chắn gió cho cà phê. Đến nay, số bơ đã trồng đang thu hoạch vụ thứ hai, ông thu về trên 700 triệu đồng.
Ông Chính cho biết: “Trồng bơ trái vụ vừa chắn được gió cho cà phê, vừa cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3-4 lần so với bơ chính vụ mà chi phí, công chăm sóc lại ít”.
Được biết, giống bơ boot 7 ra hoa vào tháng 1 đến tháng 3 hằng năm và cho thu hoạch vào tháng 10 đến tháng 12. Ưu điểm của loại bơ này là quả to và đều, trung bình khoảng 3-5 quả/kg, ruột vàng, giá trị dinh dưỡng cao. Vỏ bơ dày nên thuận lợi cho vận chuyển, bảo quản sản phẩm. Hơn nữa, trồng bơ boot 7 tương đối nhàn, không tốn nhiều công chăm sóc. Bình quân mỗi cây có thể cho từ 200-250 kg quả, với giá thị trường hiện tại là 55.000 đồng/kg.
Nhận thấy mô hình trồng bơ trái vụ của gia đình ông Chính mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều hộ dân trong và ngoài xã đã đến tham quan, học tập. Đến nay, đã có nhiều hộ nông dân đưa cây bơ boot 7 vào canh tác như: Gia đình ông Đồng Xuân Toán ở thôn 6 trồng hơn 100 cây; gia đình ông Trần Văn Được ở thôn 3, trồng gần 200 cây.
Theo ông Hoàng Trung Kiên, Trưởng trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện, thì: “Đây là mô hình tự phát, nhưng thực tế cho thấy, bơ boot 7 là loại cây dễ trồng, cho năng suất, chất lượng cao, đầu ra ổn định, hứa hẹn sẽ giúp nhiều gia đình trong huyện vươn lên làm giàu”.
Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/thuan-ha-hieu-qua-cao-tu-cay-bo-trai-vu-35726.html
Related news

Mặc dù có thời điểm do giá chè xuống thấp, việc canh tác gặp khó khăn, nhiều hộ gia đình đã chặt bỏ cây chè và chuyển sang các loại cây trồng khác, nhưng từ sau năm 2001 đến nay, do nhu cầu tiêu thụ chè trên thị trường tăng mạnh, nghề trồng chè ở Ngọc Đồng cũng có bước phát triển mới.

Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.

Các địa phương miền núi xác định phát triển kinh tế rừng đóng vai trò then chốt, tạo ra đòn bẩy để giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, dấu ấn phát triển kinh tế rừng vẫn chưa tương xứng với nguồn lực đất đai và bộc lộ một số bất lợi cần khắc phục.

Nhà máy sản xuất kêu khó khăn, lỗ; các siêu thị, cửa hàng bán lẻ kêu lãi không đáng kể; trong khi người tiêu dùng Việt Nam vẫn phải mua giá cao hơn nhiều nước trong khu vực, vậy vấn đề nằm ở đâu?

Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy được trên 39 nghìn ha lúa, trong đó diện tích lúa mùa sớm chiếm khoảng 60%. Hiện nay, lúa mùa sớm đang trong giai đoạn chín sữa - chín sáp, lúa mùa trung giai đoạn làm đòng- trỗ bông, lúa mùa muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh.