Hơn 1.300 ha trồng cây có múi
Hiện hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong hiện tại và định hướng mở rộng vùng sản xuất trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, địa phương còn nhận được nhiều chương trình, dự án hỗ trợ và phát triển chuyên canh vườn cây có múi của tỉnh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo hiệu ứng tích cực đối với không ít người dân sản xuất nông nghiệp trong vùng.
Mục tiêu của huyện đến năm 2020, phát triển lên 2.000 ha cây ăn quả có múi, tiếp tục chú trọng áp dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu, tìm đầu ra cho sản phẩm… để nơi đây trở thành một trong những vùng chuyên canh cây có múi chất lượng cao của miền Đông Nam bộ.
Related news
Trong 6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng, sản lượng các mặt hàng nông lâm thủy sản đều tăng. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên các đối tượng vật nuôi chưa được xử lý dứt điểm, tình trạng vi phạm quản lý chất lượng hay sụt giá nông sản...
Ngày 29/5, Hội đồng Khoa học - Sở Khoa học Công nghệ (KHCN) Thừa Thiên Huế nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng và tiêu thụ nấm Linh chi và một số nấm ăn tại huyện Phú Vang” (gọi chung là Dự án) do Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN - Sở KHCN thực hiện.
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Giống nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã cung cấp 60 vạn cá giống cho các tổ chức, hộ nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh Lai Châu (tăng 30 vạn con so với cùng kỳ năm trước).
Để tạo bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp, Xã Yên Thắng (Yên Mô - Ninh Bình) đã có chủ trương chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản kết hợp làm trang trại vừa và nhỏ.
Nghề nuôi chim yến để khai thác tổ (tức yến sào) phát triển mạnh ở các đảo đá và một số tỉnh Nam Trung bộ, nhất là Khánh Hòa, cho hiệu quả kinh tế cao. Tại xã Quảng Vinh (Quảng Xương - Thanh Hóa) đã có 7 hộ gia đình tiến hành nuôi chim yến thành công, thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.