Thu Nhập Ổn Định Từ Cây Chuối Cau

Những năm gần đây, người dân xã Phú Hựu, huyện Châu Thành đã mạnh dạn chuyển đổi những mảnh vườn tạp không hiệu quả sang trồng các loại cây ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó chuối cau được xem là một loại cây cho thu nhập khá ổn định. Theo ước tính, mỗi năm 1ha đất trồng chuối cau có thể cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng.
Đến thăm vườn chuối cau của anh Huỳnh Thanh Tuấn tại xã Phú Hựu, huyện Châu Thành vào dịp anh đang thu hoạch để chuẩn bị bán cho thương lái. Anh Tuấn cho biết, trước đây tôi chỉ trồng vài cây ăn chơi nhưng về sau thấy cây chuối cau mẳn phát triển tốt, dễ bán, cho thu nhập cao nên tôi quyết định cải tạo lại 4 liếp chanh không hiệu quả để trồng chuối cau. Mỗi liếp tôi trồng 250 gốc chuối, mỗi gốc cách nhau khoảng từ 0,5 - 1m2. Không giống các loại chuối cau khác, chuối cau mẳn với đặc điểm là trái nhỏ, thơm nên được nhiều người ưa chuộng dùng trong cúng kiến.
Anh Tuấn cho biết, chuối cau giá khá ổn định, mỗi tháng anh bán 2 lần, từ 7.500 đến 8.000 đồng/kg. Chuối cau dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng phải chú ý để tuyển bớt cây con, kịp thời tách bỏ bắp để buồng chuối trổ vừa phải và thường xuyên đánh bớt lá khô. Thời gian sinh trưởng và thu hoạch của chuối cau là gần 10 tháng, hiện với gần 1.000 gốc chuối cau, mỗi tháng anh Tuấn thu hoạch từ 500 - 600kg, thu về khoảng 8 - 10 triệu đồng. Chuối sau thu hoạch được thương lái đến tận nhà mua để chở về vựa tập kết, sau đó vận chuyển đi tiêu thụ các nơi vào đúng ngày rằm và 30 âm lịch hằng tháng.
Thị trường ổn định, dễ trồng, thu nhập cũng khá cao nên anh Tuấn không lo về vấn đề dội chợ đối với mặt hàng này, bởi nhu cầu đối với loại chuối này ngoài thị trường là rất lớn. Hơn nữa, thời gian bảo quản cũng rất lâu, từ 10 đến 15 ngày nên việc bán chuối không đáng lo. Mỗi năm, anh Tuấn có khoản thu nhập gần 100 triệu đồng từ cây chuối cau mẳn. Không chỉ riêng anh Tuấn mà hiện có rất nhiều hộ dân tại huyện Châu Thành cũng có thêm thu nhập từ việc trồng các loại chuối, trong đó có chuối cau.
Related news

Đầu năm 2014, Tổ hợp tác (THT) đoàn kết nuôi bò nhốt thâm canh thôn 8 (xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông - Dak Lak) được thành lập trong niềm hân hoan không chỉ riêng bà con nông dân, mà cả với chính quyền địa phương. Hình thức liên kết này mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở một huyện thuần nông.

Năm 2011, ông Nguyễn Văn Hoàng (59 tuổi) ở ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) được một người bạn giới thiệu mô hình nuôi chim trĩ đỏ, ông đã đầu tư 30 triệu đồng mua chim giống bố mẹ với giá 3 triệu đồng/cặp. Cộng thêm tiền làm chuồng nuôi, tính tất cả đầu tư khoảng 50 triệu đồng.

Hiện nay, người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang tiến hành tưới cà phê đợt 2 và đợt 3, nhưng do nguồn nước thiếu hụt nhiều địa phương không đủ nước để đáp ứng nhu cầu các đợt tưới tiếp theo.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Dak Lak, các thương lái đang tập trung thu mua sắn tươi với giá 1.600 đồng/kg và giá sắn lát phơi khô hiện ở mức 4.000 đồng/kg, tăng từ 500 - 700 đồng/kg so với cùng kỳ niên vụ trước. Đây là mức giá cao kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây.

Ở xã Tân Quý Tây huyện Bình Chánh, TPHCM, bằng những mảnh vườn rau cung cấp cho hợp tác xã, nông dân giờ đây đã có của ăn của để, thoát nghèo.