Nông Dân Gia Lai Được Tập Huấn Cách Trồng Mía Năng Suất Và Chất Lượng Cao

Sáng 17-9, tại xã Kim Tân, huyện La Pa, tỉnh Gia Lai, Viện Nghiên cứu Mía đường phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác mía năng suất và chất lượng cao cho nông dân trồng mía vùng Đông Nam tỉnh.
Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Mía đường đã hướng dẫn cho hơn 100 nông dân trồng mía các chuyên đề gồm: Giống mía và đặc điểm một số giống mía đang trồng tại Gia Lai; các biện pháp kỹ thuật thâm canh mía; biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh, cỏ dại và chuột gây hại trên cây mía...
Các nông dân dự tập huấn đã đến thực địa tham quan ruộng mía trồng giống mới LK92-11 là giống mía chín sớm. Đây là loại giống mía có tính ưu việt hơn nhiều loại giống người dân đang trồng đại trà như: mọc mầm khỏe, đẻ nhánh mạnh, mật độ cây hữu hiệu cao, không trổ cờ, không bị đổ ngã, khả năng lưu gốc tốt, có hàm lượng đường 12-14 CCS, năng suất trên 110 tấn/ha...
Khu vực Đông Nam tỉnh hiện có hơn 3.000 hộ nông dân trồng trên 11.000 ha mía, đáp ứng nhu cầu Nhà máy Đường Ayun Pa nâng công suất lên 6.500 tấn mía cây/ngày trong vụ ép 2014-2015.
Related news

Những năm qua, nhất là kể từ sau khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) trong toàn tỉnh không ngừng tăng lên.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang, quy hoạch đến năm 2015, tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp của tỉnh là 20.000 ha, tập trung ở 2 huyện Kiên Lương và Giang Thành, trong đó kế hoạch năm 2013 này thả nuôi khoảng 2.000 ha.

Điện Biên được đánh giá có tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Ngoài được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên, thì tỉnh ta còn có nguồn nhân lực dồi dào. Song, giải pháp nào để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp “mũi nhọn” cho địa phương - ngành “trụ cột” của tỉnh nhà là bài toán nan giải…

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) vừa tổng kết mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại xã Vĩnh Nhuận (Châu Thành - An Giang). Mô hình có 116 nông dân tham gia sản xuất 217 héc-ta lúa đều đạt lợi nhuận tăng thêm khoảng 2 triệu đồng/héc-ta.

Xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng là một trong nhiều địa phương ở tỉnh ta đang chờ phê duyệt Đề án xây dựng Nông thôn mới. Hầu hết các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới xã đều chưa triển khai thực hiện được. Song từ thực tế hiện nay, một số tiêu chí xã có thể triển khai ngay mà không cần đợi phê duyệt, đó là một số mục tiêu trong tiêu chí thứ 17 về xây dựng môi trường nông thôn.