Giúp Nông Dân Đổi Thay Nếp Nghĩ, Cách Làm

“Không ai xoá nghèo thay được cho ND, nhưng muốn ND tự vươn lên thì ngoài việc tăng cường đầu tư, hỗ trợ, phải giúp họ thay đổi nếp nghĩ, cách làm lạc hậu bao đời qua”- Chủ tịch Hội ND tỉnh Điện Biên, anh Sùng Chứ Thếnh nói.
“Cầm tay chỉ việc” cho nông dân
Khát vọng giúp ND xoá nghèo, vươn lên giàu có từng khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Điện Biên nói chung và Hội ND các cấp nói riêng trăn trở. Mặc dù nguồn vốn đầu tư của Nhà nước bao năm qua không nhỏ, các chính sách ưu ái đối với ND vùng cao cũng rất nhiều, nhưng bộ mặt nông thôn vẫn chưa chuyển biến được như mong muốn. “Phải giúp người dân tự xoá được nghèo, có ý chí và đủ điều kiện bứt phá vươn lên làm giàu. Nhưng muốn như vậy thì đồng thời với những khoản đầu tư cơ sở vật chất, tạo vốn sản xuất thì phải giúp ND thay đổi nếp nghĩ, cách làm lạc hậu bao đời. Khi ấy nội lực người dân sẽ thay đổi”- anh Sùng Chứ Thếnh tâm sự.
Với nhận thức ấy, những năm gần đây Hội ND tỉnh Điện Biên đã tập trung cao cho hoạt động đào tạo ND, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất. Hội đã chủ động phối hợp có hiệu quả các dự án phát triển cộng đồng các dân tộc ít người; xây dựng 158 mô hình trình diễn huấn luyện nông dân về thâm canh sạch và thích ứng biến đổi khí hậu cho gần 5.000 lượt hội viên, ND.
Hội cũng thành lập 126 nhóm ND cùng sở thích và giúp nhau phát triển sản xuất-kinh doanh với 1.890 hội viên tham gia; phối hợp với trung tâm khuyến nông, ngành thú y, các doanh nghiệp cung ứng giống và phân bón xây dựng hàng chục mô hình trình diễn kỹ thuật và “cầm tay chỉ việc” cho hơn 30.000 lượt người, đào tạo nghề cho 14.080 lao động nông thôn.
Anh Mùa A Sang ở bản Chóp Ply, xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông, tâm sự: “3 năm nay, cán bộ đến với người dân chúng tôi nhiều lần để bảo cách làm hay, dạy cách làm tốt. Tuy không biết chữ, nhưng tôi đã nhớ số lượng ngô giống cần tra trên diện tích đất gần 2ha của mình là 25-30kg; nhớ tiêm phòng cho con lợn, con gà mỗi khi lá rừng sắp rụng để phòng bệnh mùa đông; biết cách quây kín chuồng trâu và đốt lửa cho trâu sưởi khi trời giá lạnh… ”.
Nghe lời cán bộ nhanh hết nghèo
Phân bón, giống ngô, lúa, được cán bộ mang vào tận xã, mình lấy về làm ăn, đến mùa thu hoạch mới phải trả cho cán bộ. Nếu nghe lời cán bộ, chịu khó làm ăn thì cũng nhanh hết nghèo thôi, còn giàu nữa đấy”.Ông Sùng A Trả
Để thật sự giúp người nông dân sử dụng hữu hiệu những tri thức đã được trao vào sản xuất, kinh doanh, xoá đói nghèo, các cấp hội đã chủ động nâng cao năng lực trợ giúp ND. Ngoài việc xây dựng các tủ sách khuyến nông, pháp luật ở cơ sở, Hội tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp để tạo vốn và cung ứng giống, vật tư sản xuất cho nông dân.
5 năm qua, Hội đã phối hợp với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NNPTNT thành lập 1.130 tổ vay vốn cho hơn 25.500 hội viên vay, dư nợ hiện nay lên tới 513 tỷ đồng; xây dựng các dự án uỷ thác từ nguồn Quỹ Hỗ trợ ND của T.Ư Hội với tổng số vốn 4,5 tỷ đồng, hỗ trợ 150 hộ phát triển sản xuất. Hội còn chủ động liên doanh với các doanh nghiệp cung ứng cho ND hơn 3.700 tấn phân bón các loại, nhiều giống lúa, ngô, đậu tương, cây cà phê...
ông Sùng A Trả (bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé) cho biết: “Cán bộ Hội ND tốt lắm. Cán bộ bảo cho mình cách làm hay, biết phân biệt tốt-xấu, lại giúp mình làm nương giỏi, nuôi nhiều gà, lợn. Khi mình đã biết cách làm tốt rồi, nếu thiếu vốn, thiếu giống cứ nhờ cán bộ giúp là được thôi”.
Related news

Giá cao, lợi nhuận nhiều nên thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) đã ồ ạt lên liếp để trồng cam. Giờ đây, huyện Trà Ôn đã đứng đầu về diện tích cam trong tỉnh. Tuy nhiên, theo ngành chức năng của địa phương, cách trồng của người dân chưa bền vững.

Qua 10 năm, ngành nông nghiệp khu vực Nam bộ triển khai thực hiện mô hình “Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn GAP” thì đến nay mới có 29 mô hình được chứng nhận. Và tất cả những mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đã đạt thì vẫn chưa thể nhân rộng.

Cuối tháng 3, ông Trần Văn Thanh ở thôn Vân Quật (xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên) mua hạt giống đậu xanh về tỉa trên một sào đất nằm ven vườn nhà. Nhờ nguồn nước tưới dồi dào, chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh nguy hiểm nên ruộng đậu xanh của ông Thanh phát triển rất tốt.

Tuy nhiên, do yếu tố thời tiết, giá giống cao su tăng cao, giá mủ cao su xuống thấp, không tiêu thụ được, khiến nhiều hộ dân hoang mang, không tiếp tục trồng, nên tiến độ trồng mới chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến cuối tháng 7, toàn huyện mới trồng được 21,6 ha, đạt 6,2% kế hoạch, tập trung ở các xã: Lương Sơn 10,4 ha, Xuân Thắng 6 ha, Xuân Cẩm 4,2 ha và Thọ Thanh 1 ha.

Câu chuyện bắt đầu khi xã Vạn Ninh cùng với các địa phương khác trong huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) khởi động phong trào xây dựng nông thôn mới. Với địa hình bán sơn địa có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi kết hợp trồng rừng, xã Vạn Ninh khuyến khích nhân dân tập trung vào các mô hình kinh tế trang trại với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó định hướng đến vấn đề quy hoạch tập trung, thân thiện với môi trường và xa khu dân cư.