Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Cao Nhờ Rau Xanh

Thu Nhập Cao Nhờ Rau Xanh
Publish date: Saturday. June 29th, 2013

Nông dân xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) nhiều năm qua không chỉ có thu nhập khá cao từ nghề trồng hoa, mà sản xuất rau xanh theo hình thức luân canh gối vụ cũng đem lại nguồn thu ổn định.

Các đội 3, 5, 9, 10, 14 được coi vựa rau của xã Thanh Hưng. Nhiều gia đình ở đây có thu nhập từ rau xanh mỗi năm lên tới 40 - 50 triệu đồng. Gia đình anh Vũ Xuân Định, đội 5 có trên 3.000m2, chuyên trồng các loại rau cao cấp như: súp lơ xanh, trắng; cà rốt, đậu Hà Lan… Ngoài ra, anh còn trồng các loại rau ngắn ngày, có thời gian gieo trồng từ 30 - 45 ngày/lứa; thu hoạch đồng loạt rồi trồng lại lứa khác. Với hình thức luân canh gối vụ này nên mùa nào có rau đấy, mỗi năm thu về trên 20 triệu đồng.

Ông Nguyễn Ngọc Ngấn, Chủ tịch UBND xã Thanh Hưng cho biết: Không chỉ cung cấp lượng lớn rau thương phẩm ra thị trường TP. Điện Biên Phủ và các huyện, thị trong tỉnh. Trong những năm gần đây, nhằm trang bị cho nông dân những kiến thức cơ bản về sản xuất rau an toàn, xã đã có một số dự án rau sạch triển khai thực hiện để nông dân học tập và nhân rộng. Nông dân các đội 3, 5, 9 và 10 đã triển khai trồng rau sạch: bí đỏ, dưa chuột, cà chua.

Thực hiện trên quy trình từ lựa chọn giống, làm đất và tuân thủ không dùng thuốc BVTV, mô hình giúp nông dân từng bước áp dụng các kiến thức gieo trồng mới, tránh việc lạm dụng các loại thuốc BVTV trong gieo trồng. Hướng tới sản xuất các sản phẩm sạch, có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Thời gian qua, rau xanh được giá, cho thu nhập khá cao nên nông dân phấn khởi, nhiều diện tích cây màu đã được chuyển đổi sang trồng các loại rau cao cấp, đáp ứng thị trường. Ông Ngấn cho rằng: Nông dân Thanh Hưng nhanh nhạy với thị trường, đầu tư những loại cây trồng ngắn ngày, đem lại thu nhập cao. Phần lớn lượng rau xanh cung cấp cho thị trường TP. Điện Biên Phủ là rau Thanh Hưng.

Cũng nổi tiếng là vùng chuyên canh trồng rau, xã Sam Mứn (huyện Điện Biên), có địa thế tương đối bằng phẳng, nằm ngay khu vực ngã ba sông, được bồi đắp một lượng lớn phù sa mỗi năm, nên chất đất thổ nhưỡng màu mỡ; thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Tận dụng lợi thế đó, trong những năm qua, Sam Mứn luôn chú trọng đẩy mạnh sản xuất rau màu.

Vụ hè thu năm nay, xã Sam Mứn đã sử dụng trên 100ha để trồng các loại rau chủ yếu: bí đỏ, đậu, đỗ, ớt, mướp đắng, bí xanh, dưa leo... Do xã khuyến khích và nông dân tích cực chuyển sang chuyên canh rau màu, nên đời sống của các hộ đã khá giả hơn nhiều nơi trong huyện.

Bên cạnh đó, nông dân trong xã xác định trồng rau trái vụ, rau cao cấp mang lại thu nhập gấp nhiều lần trồng các cây rau màu khác, nên trung bình mỗi hộ dân trồng rau ở Sam Mứn trừ chi phí, mỗi vụ thu trên cả chục triệu đồng. Đặc biệt có nhiều hộ, mỗi năm có thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng.

Từng bước hiện đại hóa trong sản xuất rau màu, người dân Sam Mứn đã chủ động đầu tư xây dựng đường dẫn nước, xây bể, khoan giếng tích nước dự phòng trong mùa khô hanh; hệ thống thoát nước khi có ngập úng. Bên cạnh đó, Sam Mứn còn áp dụng các phương pháp sản xuất rau màu theo hướng VietGap (kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap) hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt và dần hình thành “thương hiệu” rau Sam Mứn, nên bà con cần tích cực chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau.

Nhờ đó, năng suất, chất lượng rau luôn ổn định. Từ trồng rau, đến nay đời sống người dân trong xã cải thiện rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm, đời sống được nâng cao. Người dân Sam Mứn có nhà cao tầng, nhiều hộ sắm được ô tô chuyên chở rau. Đó là sự đổi thay của một vùng nông thôn do nắm bắt tốt những nhu cầu thị trường.


Related news

Tôn Vinh 101 Tập Thể, Cá Nhân Đạt Danh Hiệu “Chất Lượng Vàng Thủy Sản Tôn Vinh 101 Tập Thể, Cá Nhân Đạt Danh Hiệu “Chất Lượng Vàng Thủy Sản"

Công ty Cổ phần Thủy sản Hiệp Ước, một trong những doanh nghiệp sản xuất tôm giống hàng đầu của Việt Nam; Công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh, chế biến xuất-nhập khẩu Quốc Việt trở thành doanh nghiệp đầu tiên ở châu Á có vùng sản xuất tôm đạt chất lượng của Hội đồng quản lý Nuôi trồng Thủy sản Bền vững( ASC), Hiệp hội Tôm Vĩnh Thanh, Nghiệp đoàn Nghề cá Lý Sơn, và nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, thực phẩm khác...

Monday. November 24th, 2014
Làm Giàu Với Sầu Riêng Trái Mùa Làm Giàu Với Sầu Riêng Trái Mùa

Theo anh Trình, sầu riêng làm trái vụ đòi hỏi những kỹ thuật về đậy gốc, xiết nước, thời điểm bón phân để hoa đậu trái nhiều… và không phải ai làm cũng thành công. Anh Trình bộc bạch: “Để xử lý cho sầu riêng ra hoa nghịch vụ, vào mùa mưa phải dùng tấm ni lông trải phủ hết gốc sầu riêng để cây không thấm nước mưa, đồng thời bơm thoát nước ra ngoài cho mương cạn vì sầu riêng rất sợ nước, càng xiết nước đúng cách thì càng cho trái nghịch vụ cao”.

Monday. November 24th, 2014
Phát Triển Ổn Định Và Bền Vững Chuỗi Giá Trị Thanh Long Tiền Giang Phát Triển Ổn Định Và Bền Vững Chuỗi Giá Trị Thanh Long Tiền Giang

Thanh long được tỉnh xác định là một trong 7 chủng loại trái cây đặc sản có lợi thế cạnh tranh giai đoạn đổi mới và hội nhập. Sở Công thương cũng đã có Quyết định 264/QĐ-SCT ngày 11-8-2014 phê duyệt báo cáo Phân tích Chuỗi giá trị sản phẩm thanh long tỉnh Tiền Giang. Việc nghiên cứu và phân tích chuỗi giá trị thanh long này là việc làm cần thiết để có những đề xuất về các giải pháp tăng giá trị gia tăng, phát triển ổn định và bền vững chuỗi giá trị thanh long.

Monday. November 24th, 2014
Nông Dân Nông Dân "Toan Tính" Cho Vụ Mùa Tết Bội Thu

Bà Tư Bông cho biết, hiện nay 2 công sa pô của bà đang vào đợt thu hoạch rộ. Sau khi thu hoạch xong lứa sa pô này, bà sẽ bón phân để thúc lứa sa pô kế tiếp cho thu hoạch rộ đúng thời điểm Tết; đồng thời bảo đảm về năng suất và chất lượng. Bởi bên cạnh nhu cầu cao về số lượng, thị trường Tết có yêu cầu cao về chất lượng và mẫu mã.

Monday. November 24th, 2014
Giống Khoai Lang Siêu Cao Sản HNV1 Và HNV2 Phù Hợp Với Điều Kiện Sản Xuất Ở Tuy Đức Giống Khoai Lang Siêu Cao Sản HNV1 Và HNV2 Phù Hợp Với Điều Kiện Sản Xuất Ở Tuy Đức

Thời gian qua, Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Tuy Đức đã thí điểm trồng 2 giống khoai lang siêu cao sản là HNV1 và HNV2 trên diện tích 3 ha ở 3 xã Đắk R’tíh, Quảng Tâm, Đắk Búk So. Sau hơn 3 tháng triển khai, hiện nay, các hộ dân tham gia mô hình đã thu hoạch và năng suất đạt cao gấp 3 – 4 lần so với các giống khoai khác.

Monday. November 24th, 2014