Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp Ngư Dân Phát Triển Nghề Cá Xa Bờ

Giúp Ngư Dân Phát Triển Nghề Cá Xa Bờ
Publish date: Thursday. July 24th, 2014

Ngày 7.7.2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định (NĐ) số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vay vốn đóng tàu công suất lớn, vươn khơi bám biển khai thác thủy sản (KTTS). Hiện các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh đang chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện.

Nhiều ưu đãi

Theo quy định tại NĐ 67, chủ tàu đóng mới hay nâng cấp tàu được vay ngân hàng tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp, thời hạn vay tới 11 năm và lãi suất chủ tàu phải trả thấp nhất là 1%/năm và cao nhất chỉ là 3%/năm.

Với việc đóng mới tàu dịch vụ hậu cần KTTS xa bờ bằng vỏ thép có tổng công suất máy chính 400 CV trở lên (bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải; máy móc thiết bị bảo quản hải sản; bảo quản hàng hóa; bốc xếp hàng hóa), chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước (NSNN) cấp bù 6%/năm.

Nếu đóng tàu vỏ gỗ, chủ tàu được vay tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới, với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, NSNN cấp bù 4%/năm.

Đối với tàu KTTS xa bờ bằng vỏ gỗ, vỏ thép được đóng mới, chủ tàu được vay tối đa từ 70 - 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả từ 1-3%/năm, NSNN cấp bù từ 4-6%/năm.

Tàu vỏ gỗ công suất dưới 400 CV được nâng cấp thành tàu có công suất từ 400 CV trở lên được vay tối đa 70% giá trị nâng cấp tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, NSNN cấp bù 4%/năm.

Cũng theo NĐ 67, thời hạn cho vay sẽ kéo dài trong 11 năm, trong đó năm đầu tiên chủ tàu được miễn trả lãi và chưa phải trả nợ gốc.

Chủ tàu được thế chấp giá trị tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản để đảm bảo khoản vay. Lãi suất được duy trì ổn định 7%/năm. Trong trường hợp chủ tàu gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, tùy từng trường hợp, sẽ được ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và được xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.

Ngoài ra, các chủ tàu KTTS và cung cấp dịch vụ hậu cần (DVHC) KTTS đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có khả năng tài chính, có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, sẽ được vay tối đa 70% giá trị cung cấp DVHC đối với tàu DVHC; tối đa 70% chi phí cho một chuyến đi biển đối với tàu KTTS, với lãi suất 7%/năm.

NSNN hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu KTTS xa bờ, tàu DVHC KTTS xa bờ là thành viên tổ, đội, HTX KTTS và có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên.

Hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu. Hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên mỗi tàu với mức 70% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu công suất từ 90 CV đến dưới 400 CV; 90% đối với tàu 400 CV trở lên.

Ngư dân còn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về thuế, chi phí đào tạo vận hành tàu vỏ thép, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới; chi phí vận chuyển hàng hóa từ đất liền ra tàu KTTS xa bờ và vận chuyển sản phẩm về đất liền với mức hỗ trợ 40 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu có công suất từ 400-800 CV; 60 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu có công suất từ 800 CV trở lên…

Các NHTM đã sẵn sàng

Thời gian qua, nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã tích cực thực hiện Chương trình tín dụng cho ngư dân vay vốn đóng mới tàu thuyền, mua ngư lưới cụ, trang thiết bị… phục vụ hoạt động KTTS.

Riêng Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bình Định (Agribank Bình Định), dư nợ cho vay đóng mới, cải hoán tàu thuyền… đến cuối tháng 6.2014 là 125,9 tỉ đồng, trong đó cho vay trung hạn trên 64,522 tỉ đồng; cho vay ngắn hạn hơn 61,325 tỉ đồng.

Ngoài ra, Agribank Bình Định còn là thành viên sáng lập Quỹ Hỗ trợ ngư dân của tỉnh với số tiền hỗ trợ ban đầu cho Quỹ là 1 tỉ đồng. Hiện Agribank Bình Định đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân theo tinh thần NĐ 67.

Ông Phan Đình Trung, Giám đốc Agribank Bình Định, cho biết: Việc thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân theo tinh thần NĐ 67 là điều kiện tốt để ngư dân tiếp cận với nguồn vốn vay từ các NHTM nói chung, Agribank Bình Định nói riêng, để đóng mới tàu thuyền.

Với Agribank Bình Định, trong khi chờ đợi các bộ, ngành Trung ương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện NĐ 67 của Chính phủ, chúng tôi cân đối nguồn vốn tại hội sở, dành 200 tỉ đồng cho ngư dân vay vốn đóng mới tàu thuyền công suất lớn, mua sắm trang thiết bị KTTS ở những vùng biển xa.

Agribank sẽ chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc tại các huyện ven biển thông tin cho ngư dân biết về các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân tiếp cận và vay vốn từ Agribank Bình Định để đầu tư đóng mới tàu thuyền vươn khơi bám biển KTTS đạt hiệu quả cao.

Giai đoạn 2014-2017, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thực hiện 5 gói tín dụng cho các tổ chức, cá nhân vay vốn để đóng mới, cải hoán tàu cá; mua trang thiết bị, ngư lưới cụ, lương thực, thực phẩm… để KTTS xa bờ với tổng số tiền 15.000 tỉ đồng. Tại tỉnh Bình Định, BIDV Phú Tài cũng đã và đang triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân.

Ông Lê Bá Duy, Phó Giám đốc BIDV Phú Tài, cho biết: Từ ngày 6.6, Chi nhánh đã triển khai thí điểm gói tín dụng lưu động 3.000 tỉ đồng (gói tín dụng đầu tiên trong 5 gói tín dụng BIDV thực hiện trong giai đoạn 2014-2017) hỗ trợ cho vay phát triển ngành nghề KTTS.

Đến nay, có 47 khách hàng (45 ngư dân và 2 doanh nghiệp) ở các xã: Tam Quan Bắc, Hoài Mỹ, Hoài Hương, Hoài Thanh, Hoài Hải (Hoài Nhơn) đăng ký vay vốn từ gói tín dụng nói trên. Trong đó, có 10 khách hàng đã được vay 2,3 tỉ đồng (lãi suất 5%/năm, thời hạn vay 6 tháng, trả lãi hàng quý) để mua xăng dầu, lương thực, thực phẩm phục vụ KTTS xa bờ.

Ngoài ra, có 38 ngư dân ở các huyện: Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát đã đăng ký vay vốn từ BIDV Phú Tài để đóng tàu vỏ sắt. Khi các bộ, ngành Trung ương và BIDV ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện NĐ 67, Chi nhánh sẽ cho ngư dân vay vốn đóng tàu sắt.


Related news

Vải xuất đi Australia giảm cạnh tranh vì đắt đỏ và bảo quản kém Vải xuất đi Australia giảm cạnh tranh vì đắt đỏ và bảo quản kém

Cả vụ vải năm nay, hơn 32 tấn vải đã được xuất khẩu sang Australia bằng đường hàng không, tuy nhiên vải thiều Việt Nam vẫn gặp khá nhiều khó khăn về giá cả cũng như chất lượng.

Wednesday. July 15th, 2015
3 thách thức của ngành điều 3 thách thức của ngành điều

Điều nhân Việt Nam ngon nhất thế giới vì công nghệ chế biến không nước nào có. Đó là sự khẳng định của cả các khách hàng nhập khẩu lẫn các đối thủ xuất khẩu điều tại các nước có truyền thống sản xuất điều. Cũng chính vì thế, nhiều khi, thông tin về việc bán công nghệ chế biến điều cho nước ngoài đã làm nóng dư luận.

Wednesday. July 15th, 2015
Khai thác hiệu quả cây dược liệu Khai thác hiệu quả cây dược liệu

Dược liệu là loại cây mới được đưa vào trồng theo hướng sản xuất hàng hóa ở Quản Bạ trong nhiệm kỳ 2010 – 2015. Sau một thời gian trồng thử nghiệm cho thấy đây là loại cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng trên địa bàn. Giá trị cây dược liệu gấp nhiều lần so với cây lương thực truyền thống và là một tiềm năng lớn đang được khai thác.

Wednesday. July 15th, 2015
Ý nghĩa thiết thực từ các chính sách hỗ trợ chăn nuôi Ý nghĩa thiết thực từ các chính sách hỗ trợ chăn nuôi

Quản Bạ là một trong những huyện 30a của tỉnh, trong nhiệm kỳ 2010 – 2015, khắc phục những khó khăn, cấp ủy, chính quyền địa phương đã nỗ lực tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hỗ trợ người dân xóa đói, giảm nghèo bằng nhiều giải pháp đồng bộ như:

Wednesday. July 15th, 2015
Quảng Nam sẽ có thêm 13 tàu đánh bắt xa bờ ; Quảng Nam sẽ có thêm 13 tàu đánh bắt xa bờ ;

UBND tỉnh vừa có quyết định phê duyệt danh sách chủ tàu cá đủ điều kiện vay vốn đóng mới, cải hoán nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản đợt 4.

Wednesday. July 15th, 2015