Giá tôm thẻ chân trắng giảm gần 30% do được mùa

Giá tôm sú (loại 40-50con/kg) chỉ còn 160.000đ/kg, giảm so với năm trước 25.000đ/kg. Tôm rớt giá, trong khi chi phí tôm giống, thức ăn, tiền thuê nhân công tăng cao làm cho hàng ngàn hộ nông dân nuôi tôm khó khăn.
Chiều 23-10, Chi cục trưởng chi cục nuôi trồng thủy sản Bình Định Võ Đình Tâm cho biết hiện tỉnh Bình Định có 2.223 hecta mặt nước được đưa vào nuôi tôm hai vụ.
Đến nay cả tỉnh đã thu hoạch gần 1.721 hecta, sản lượng tôm nuôi đạt 4.095 tấn.
Tôm thẻ chân trắng đạt 3.516 tấn, tăng 3,1% và tôm sú đạt 545,8 tấn, tăng 2,8%.
“Nguyên nhân làm cho giá tôm năm nay xuống thấp so với mọi năm là do được mùa.
Một số quốc gia trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ cũng được mùa tôm.
Trong khi các nhà máy chế biến trong khu vực không giải quyết hết lượng tôm nguyên liệu, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu.
Điều đáng lo trong nuôi trồng thủy sản ở Bình Định nói riêng, cả nước nói chung là hầu hết chưa có doanh nghiệp đứng ra ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người nuôi tôm.
Do vậy, mỗi khi tôm nuôi được mùa, tình trạng “ép giá” lại xảy ra”- ông Tâm nói.
Related news

Mấy ngày gần đây, nhiều thương lái Trung Quốc đã vào vùng trồng khóm (dứa) của tỉnh Tiền Giang để thu mua khóm với giá cao. Chính vì vậy, nhiều cơ sở thu mua khóm trong nước gặp khó khăn trong việc tìm nguồn khóm nguyên liệu để thực hiện hợp đồng đã ký kết.

Chóng vánh lấy đất nông nghiệp, chóng vánh san nền, rồi cũng chóng vánh bỏ hoang. Câu chuyện thu hút đầu tư, phát triển các KCN của nhiều địa phương được gọi với cái tên chua chát là “tâm lý bầy đàn”.

Đến trang trại của gia đình anh Nguyễn Duy Châu ở xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy (Thái Bình) sau khi vượt qua một chặng đường lầy lội của vùng kinh tế mới, chúng tôi mới thấy hết sự nỗ lực để có thành công với mô hình trang trại tổng hợp của anh.

Từ giữa tháng 2 đến nay, ngư dân các huyện Lý Sơn, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Đức Phổ, Mộ Đức (Quảng Ngãi) được mùa cá cơm.

Được sự trợ giúp cả về vốn và kỹ thuật của Nhà máy Đường Sông Con (Nghệ An), từ năm 2009 đến nay, xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, Nghệ An đã chuyển đổi thành công hàng trăm ha đất bãi ven sông Con, đất màu hiệu quả kinh tế thấp sang trồng mía mang lại hiệu quả kinh tế cao