Thông Tin Về Sữa Ế Tại Xã Phù Đổng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội Đã Bước Đầu Thu Mua Ổn Định

Như tin báo Kinh tế & Đô thị đã đưa, tình trạng sữa tươi sản xuất ra không tiêu thụ hết tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội và một số địa phương khác đã khiến cho người chăn nuôi lo lắng. Ngày 12/1, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội (Sở NN&PTNT) đã có buổi làm việc với các hộ sản xuất và DN để tìm hướng tháo gỡ. Đến nay, tình hình thu mua sữa đã bước đầu đi vào ổn định.
Tại xã Phù Đổng thời điểm này, người chăn nuôi bò sữa đã yên tâm hơn trong phát triển sản xuất vì lượng sữa làm ra được tiêu thụ hết. Ông Nguyễn Văn Thảo, thôn Phù Dực 2, xã Phù Đổng chia sẻ, trước đây cứ khoảng 2 - 3 ngày, gia đình ông lại bị DN thu mua "cắt" trả lại 7 - 8kg sữa.
Nhưng từ sau buổi làm việc giữa các bên, phía Công ty CP Sữa Quốc tế (IDP) đã thu mua hết toàn bộ số sữa của gia đình khoảng hơn 50kg mỗi ngày. "Dù giá thu mua chỉ 12.000 đồng/kg, vẫn thấp hơn mức giá của Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) nhưng chúng tôi cũng rất phấn khởi vì vất vả nhiều công sức lắm mới làm ra được một cân sữa" - ông Thảo chia sẻ.
Theo HTX Dịch vụ chăn nuôi bò sữa Phù Đổng, ngay sau khi HTX và Sở NN&PTNT có ý kiến, Công ty IDP đã lên kế hoạch tiêu thụ hết lượng sữa làm ra cho bà con nông dân.
Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Nguyễn Hữu Hòa - Chủ nhiệm HTX Dịch vụ chăn nuôi bò sữa Phù Đổng khẳng định, không có tình trạng nông dân đổ bỏ sữa ra đường như một số tờ báo đã nêu. Ông Hòa cho biết thêm, dạo trước, khi Công ty IDP không thu mua hết sữa, các hộ chăn nuôi thường mang lượng sữa dư thừa này nhờ anh em, họ hàng tiêu thụ giúp và sử dụng trong gia đình.
Tuy nhiên, đến nay tình trạng này đã không còn xảy ra. Việc thu mua hết sữa tươi nguyên liệu cho người chăn nuôi thể hiện thiện chí của phía Công ty IDP chia sẻ khó khăn cùng bà con nông dân. Tuy nhiên, điều băn khoăn của nhiều nông dân Phù Đổng là hiện nay mức giá thu mua của IDP thấp hơn so với các DN sữa khác. Hơn nữa, tiền trả cho người chăn nuôi cũng chậm khoảng gần 2 tháng.
Ông Nguyễn Hữu Hòa chia sẻ, người chăn nuôi rất cần vốn để đầu tư thức ăn cho bò sữa, trong khi nguồn vốn của HTX chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. "Nếu Công ty chỉ chậm trả tiền trong thời gian 5 - 7 ngày còn có thể chấp nhận được, nhưng nợ gần 2 tháng là quá lâu" - ông Hòa bày tỏ.
Thêm một khó khăn khác cho người chăn nuôi là đầu ra của những con bò mới bắt đầu giai đoạn cho khai thác hiện nay. Bởi phía Công ty IDP chỉ thu mua lượng sữa của những con bò cho khai thác từ giai đoạn trước. Do vậy, nhiều nông dân kiến nghị, ngành NN&PTNT cùng với DN sữa tiếp tục có hướng tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi bò sữa, đảm bảo chăn nuôi ổn định, bền vững.
Related news

Theo một số hộ trồng thanh long ruột đỏ tại 2 huyện Xuân Lộc và Trảng Bom (Đồng Nai), gần 1 tuần nay thanh long ruột đỏ xuất đi Trung Quốc bị ách tắc tại cửa khẩu, khiến giá bán tại các nhà vườn đang từ 65-70 ngàn đồng/kg giảm xuống còn 26 - 28 ngàn đồng/kg. Đây là lần thứ 2 kể từ đầu năm 2014 đến nay, giá thanh long ruột đỏ bị giảm sâu.

Xoài vận chuyển ra phía Bắc bị tăng giá cước vận tải lên gấp đôi, trong khi giá thu mua xoài bị giảm đi một nửa. Điều này khiến người dân ở vựa xoài Cam Lâm, Khánh Hòa âu lo.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), tổng sản lượng khai thác thủy sản vụ cá Bắc năm 2013-2014 đạt 1.261.000 tấn, tăng 7,78% kế hoạch và 1,20% so với vụ cá Bắc năm 2012-2013. Trong đó, sản lượng khai thác biển đạt 1.197.000 tấn, khai thác thủy sản nội địa đạt 64.000 tấn.

Qua rà soát của ngành chuyên môn, từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng rất nhanh, vượt cả kế hoạch năm 2014.

Từ nửa cuối tháng 3/2014 đến nay giá tôm thẻ chân trắng nguyên liệu tại huyện Duyên Hải (Trà Vinh) giảm mạnh, làm cho nhiều hộ nuôi tôm thẻ chân trắng gần đến kỳ thu hoạch không khỏi lo lắng.