Thống Nhất Kế Hoạch Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế Thành Phố Cao Lãnh Giai Đoạn 2020 - 2030

Chiều 19/9, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP. Cao Lãnh về việc xin chủ trương và ý kiến chỉ đạo về việc lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương.
TP.Cao Lãnh là một trong bốn đô thị được chọn tham gia vào Dự án lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương cùng với Thái Nguyên, Hà Tĩnh và Sóc Trăng.
Dự án này nằm trong Chương trình đối tác đô thị phát triển kinh tế - MPED - do Chính phủ Canada tài trợ, được các chuyên gia tư vấn thuộc Hiệp Hội các đô thị Việt Nam (ACVN) hướng dẫn lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương.
Theo đó, nội dung công việc của Dự án Lập kế hoạch phát triển chiến lược giai đoạn từ năm 2020-2030 bao gồm: Nâng cao năng lực cho chính quyền đô thị; xây dựng 4 sản phẩm chủ lực của thành phố: sản phẩm du lịch, sản phẩm từ cây sen, sản phẩm từ cây xoài và sản phẩm cụm cảng sông Tiền; xây dựng các mô hình kinh tế từ 4 sản phẩm chủ lực trên; triển khai kêu gọi đầu tư và kết nối thực hiện trên các sản phẩm chủ lực đó.
Bên cạnh thống nhất và đánh giá cao cách làm của TP.Cao Lãnh trong chiến lược xây dựng dự án, ông Nguyễn Văn Dương lưu ý địa phương cần nghiên cứu thêm các chiến lược gắn kết du lịch thành phố với các điểm du lịch của tỉnh; phát triển các khu công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ cao cấp, không gian đô thị... nhằm tạo ra sự khác biệt giữa phát triển kinh tế đô thị và các vùng kinh tế khác.
Related news

Một số ngư dân trên sông Vàm Nao vui mừng vì vừa đánh bắt được cá bông lau loại lớn, bình quân mỗi con cân nặng từ 8 - 9kg, bán 320.000 đồng/kg, thu được từ 2,5 – 2,8 triệu đồng/con. Theo ngư dân Trần Văn Chiến (xã Mỹ Hội Đông, Chợ Mới - An Giang), đây là cá nền (cá còn sót lại sau mùa vụ đánh bắt kéo dài trên 4 tháng) nên đa phần cá rất lớn.

Trong khi rất nhiều hộ thất bại trong chăn nuôi thì vợ chồng chị Nguyễn Thị Dung và anh Trần Minh Long ở thôn ức Vinh, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil không chỉ đứng vững mà còn vươn lên làm giàu nhờ nuôi gà siêu trứng.

Nhằm đánh giá mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Vừa qua, Trung tâm Thủy sản (TTTS) Long An đã phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Cần Đước và Uỷ ban nhân dân xã Tân Chánh, Tân Ân tổ chức hội thảo tổng kết mô hình trình diễn “Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng sinh học” tại nhà ông Huỳnh Bảo Quốc, xã Tân Ân, huyện Cần Đước.

Đến nay, các huyện vùng Đồng Tháp Mười trong tỉnh Long An đã gieo sạ trên 177.300ha lúa Hè Thu. Hiện nay, dịch bệnh trên lúa đang diễn biến phức tạp, nhất là bệnh rầy nâu, đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ,... tập trung chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh.

Giá bán sản phẩm không ổn định, việc tiếp cận về khoa học kỹ thuật, rồi nguồn vốn từ các ngân hàng còn hạn chế… là những vướng mắc mà nông dân Chư Jút vẫn gặp phải. Một trong những nguyên nhân là sự liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà” gồm Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông là rất cần thiết, nhưng trên thực tế vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập.