Cần Cải Thiện Nuôi Thủy Sản Ở Đông Nam Á

Người nuôi thủy sản ở Đông Nam Á ngại tìm nguồn thức ăn thay thế để nuôi thủy sản ngay cả khi giá bột cá vẫn đang tiếp tục tăng.
Trước đây, bột cá rất rẻ và phong phú nên được sử dụng rộng rãi trong nuôi thủy sản. Tuy nhiên, sản lượng bột cá ngày càng giảm nên cần tìm các thành phần khác thay thế để tiết kiệm chi phí và đáp ứng yêu cầu về sinh thái.
Lượng dự trữ bột cá thế giới giảm và hạn ngạch khai thác cá dùng làm bột cá ở các nước sản xuất chính như Peru đã đẩy giá bột cá lên mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thủy sản ở Đông Nam Á vẫn không muốn thay đổi thói quen cũ và thử các nguyên liệu mới như đậu nành để sản xuất bột cá.
Bên cạnh đó, ngành nuôi thủy sản ở Đông Nam Á cũng cần phải giải quyết một số vấn đề để cạnh tranh với sản lượng của Trung Quốc. So với Trung Quốc, ngành nuôi thủy sản ở Đông Nam Á nói chung vẫn khá yếu kém khi chuyển sang nuôi hải sản. Một trong những nguyên nhân bắt nguồn từ Indonesia - nơi chất lượng giống thấp, thiếu các phương thức nuôi phù hợp. Nuôi thủy sản ở khu vực này cần tập trung nhiều hơn vào cải tạo nguồn giống bố mẹ. Bên cạnh đó, bệnh dịch cũng là một vấn đề mà ngành nuôi thủy sản phải đối mặt. Do vậy, một chương trình quản lý tốt sức khỏe thủy sản nuôi trở nên rất cần thiết đối với khu vực.
Related news

Hiện nay, cua xanh thương phẩm được coi là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả. Những năm gần đây, bà con vùng nuôi trồng thủy sản xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên đã đưa vào nuôi bằng hình thức nuôi đơn hoặc nuôi ghép đối tượng khác, đem lại hiệu quả khá cao.

Lâu nay, cách câu cá ngừ đại dương truyền thống của ngư dân bằng vàng câu, thẻo câu và thậm chí câu bằng đèn cao áp, do đó cá ngừ sau khi đưa lên tàu đã không còn giữ được sắc đỏ của thịt nên thường chỉ làm được đông lạnh hoặc đóng hộp. Đây là lý do giải thích vì sao, Việt Nam hiện chỉ xuất khẩu cá ngừ ở dạng đông lạnh hay đóng hộp.

Trên địa bàn huyện Hoa Lư (Ninh Bình), diện tích đất nông nghiệp ở một số xã của huyện nằm trong vành đai đê bảo vệ của các con sông, từ tháng 7 đến tháng 10 thường xuyên chịu tác động của mưa lũ, mực nước dâng cao dễ gây nên ngập úng trên diện rộng.

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn yêu cầu các ngành hữu quan tỉnh đẩy mạnh thực hiện các biện pháp cấp bách kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản theo tinh thần Chỉ thị số 10318 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Ông Nguyễn Văn Tuấn, một người nuôi tôm hùm ở đảo Bình Ba, xã Cam Bình (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa), cho biết: Nếu như mọi năm càng gần tết, giá tôm hùm thương phẩm càng tăng mạnh, thì khoảng 2 tháng nay giá tôm hùm vẫn đứng ở mức trên, thấp hơn thời điểm này năm ngoái từ 200 - 300 ngàn đồng/kg. Nhiều người nuôi tôm hùm vẫn tiếp tục chăm sóc đợi giá nhích lên mới xuất bán.