Thời Tiết Thuận Lợi, Ngư Dân Khôi Phục Diện Tích Nuôi Nghêu

Hiện nay, tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngư dân Gò Công Đông (Tiền Giang) đã thả nuôi được 195 sân nghêu trên diện tích 1.276 ha với lượng nghêu giống thả nuôi trên 3.225 tấn. Diện tích trên tập trung tại xã Tân Thành.
Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, tình hình nuôi nghêu trên biển Tân Thành năm nay thuận lợi, không xảy ra tình trạng nghêu chết hàng loạt gây thiệt hại nặng cho địa phương như các năm vừa qua.
Qua theo dõi, nghêu nuôi phát triển khá nên người nuôi phấn khởi, an tâm đẩy mạnh sản xuất. Tính đến ngày 11/6, ngư dân Gò Công Đông đã thu hoạch đầu vụ được trên 8.000 tấn nghêu thịt. Với giá bán nghêu dao động từ 16.000 đ đến 20.000 đ/kg, bà con thu lãi khá.
Tiền Giang có vùng nuôi nghêu xuất khẩu khoảng 2.000 ha thuộc xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, mỗi năm đạt sản lượng thu hoạch trên 20.000 tấn nghêu thịt.
Năm 2014, tình hình nuôi nghêu thuận lợi hứa hẹn vùng nuôi nghêu xuất khẩu của tỉnh Tiền Giang khởi sắc trở lại và nghề nuôi nghêu truyền thống của ngư dân nơi đây hồi phục một cách mạnh mẽ, góp phần tạo nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu, giúp ngư dân ổn định cuộc song.
Related news

Nghị định số 36/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 29/4/2014 đã có nhiều cuộc họp để lấy ý kiến các ngành liên quan.

Những ngày qua, do lo sợ ong mật bu bám vào lúa đang thời kỳ trổ bông sẽ làm giảm năng suất, một số người dân ở Quảng Ngãi đã kéo đến trại nuôi ong đập phá. Tuy nhiên, các nhà khoa học, nhà quản lý đều khẳng định nuôi ong mật không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cây trồng tăng năng suất.

Cùng khó khăn chung với các huyện khác trong tỉnh và cả nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tủa Chùa năm 2014 gặp nhiều khó khăn: Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt, dẫn đến thiếu vốn trong đầu tư xây dựng cơ sở sở hạ tầng; tình trạng di dịch cư tự do, tranh chấp đất đai; tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp...

Với những đột phá về năng suất, chất lượng và ưu thế nổi bật của lúa lai, sử dụng các giống lúa lai trong sản xuất là ứng dụng thành tựu khoa học nông nghiệp quan trọng của nhân loại. Tại Việt Nam, lúa lai đã được ứng dụng vào sản xuất từ giữa những năm 90 của thế kỷ 20.

Phần lớn diện tích đất tự nhiên của tỉnh là đồi núi, chỉ phù hợp trồng rừng. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển KT - XH của tỉnh luôn chú trọng công tác trồng mới, khoanh nuôi, tái sinh rừng.