Thoát Nghèo Từ Nuôi Dê Bách Thảo

Thời gian gần đây không ít gia đình ở xã Bình Tân (Bắc Bình - Bình Thuận) đang khôi phục nuôi dê bách thảo, coi đây là hướng phát triển kinh tế chính cho mình. Trường hợp gia đình ông Phạm Được, ở thôn Bình Nghĩa, xã Bình Tân, là một điển hình. Hiện ông đang phát triển nuôi dê bách thảo hơn 100 con, cho hiệu quả kinh tế khá cao, từng bước thoát nghèo.
Cách đây gần 7 năm về trước, không riêng gì địa phương này mà ở các xã khác trong huyện phát triển rầm rộ nuôi dê bách thảo. Cơn sốt nuôi dê những năm 2004 đến 2008 đã giúp nhiều gia đình nông dân thoát nghèo, coi đó là cách làm giàu nhanh chóng. Nhưng sau đó không bao lâu, cũng không ít gia đình “bại sản”, nợ nần chồng chất, do dê xuất hiện dịch bệnh, giá xuống quá thấp, người tiêu dùng quay lưng.
Là người đi sau, nắm được quy luật phát triển cũng như các dịch bệnh thường gặp trong quá trình chăn nuôi dê, ông Được đã chịu khó học hỏi và áp dụng vào mô hình nuôi dê của mình một cách phù hợp. “Năm 2009 tôi bắt đầu thực hiện ý tưởng để chăn nuôi dê bách thảo với số vốn 10 triệu đồng vay mượn. Qua hơn 3 năm chăn nuôi, từ 10 con giống đã sinh sản và phát triển nhanh đến nay hơn 100 con. Nuôi dê biết tính toán rất có lợi. Đây là giống vật nuôi chỉ đầu tư con giống ban đầu, còn nguồn thức ăn chủ động, tự mình trồng hoặc chăn thả các đồi núi thấp, nơi có nhiều cây xanh, tận dụng công lao động lúc nông nhàn”, ông Được nói.
Theo ông Được, loại dê này dễ nuôi và nhanh sinh sản lại chủ động được thời gian chăn thả nên việc chăn nuôi, phát triển không khó. Đối với dê bách thảo, trung bình 1 con cái đẻ một năm 2 lứa, mỗi lứa từ 2 - 3 con, nuôi khoảng 6 tháng đạt trọng lượng từ 25 – 35 kg là bán thương phẩm.
Muốn nuôi dê có hiệu quả cần phải chú ý đến khâu chọn con giống, cách phối giống. Chuồng nuôi phải cách mặt đất hơn 1m, thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo được nhiệt độ phù hợp mỗi mùa. Thường xuyên dọn vệ sinh chuồng, không để phân đọng lại trên nền chuồng, trong chuồng phải có máng ăn, máng uống nước để bổ sung thêm thức ăn cho dê. Định kỳ tẩy uế chuồng trại, dê sẽ phát triển tốt, ít rủi ro dịch bệnh.
“Đối với loại dê bách thảo thường cho ăn kèm với một ít muối hạt để tăng sức đề kháng cũng như hạn chế các dịch bệnh xuất hiện. Chỉ khó nhất là lúc chuyển mùa, thời tiết thay đổi, hoặc vào chu kỳ sinh sản dê thường mắc bệnh hô hấp rất khó phát hiện. Vì thế thời gian đó cần tiêm ngừa các loại thuốc phòng dịch bệnh mỗi ngày”, ông Được chia sẻ kinh nghiệm.
Trong thời gian nuôi, gia đình ông Được đã xuất bán nhiều lứa dê thương phẩm thu về hàng chục triệu đồng. Mới đây, ông xuất bán 20 con dê thương phẩm với giá 125 ngàn đồng/kg, thu về gần 50 triệu đồng. Chỉ thời gian ngắn phát triển nuôi dê, giờ ông đã tìm thấy niềm vui khi đã có thu nhập ổn định mỗi năm hơn 150 triệu đồng.
Related news

Vùng Bảy Núi (An Giang) với đặc điểm địa hình bán sơn địa, khá thích hợp với các mô hình đa canh và xen canh. Hơn nữa, vườn đồi, vườn rừng núi Cấm đa số trồng nhiều loài cây, như: Xoài, mít, vú sữa, sầu riêng…là những loại cây có thể tận dụng cho dây tiêu đeo bám.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh trồng khoảng trên 8.700 ha mía, trong đó, khoảng 6.000 ha mía tím, các địa phương trồng nhiều nhất là Cao Phong 2.492 ha, Kim Bôi 1.074 ha, Tân Lạc 1.515 ha, Yên Thủy 1.491 ha. Cây mía tím cho hiệu quả kinh tế cao, được coi là cây giảm nghèo của người nông dân trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, mô hình vẫn áp dụng những kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nông dân đã ứng dụng trước đó như: xuống giống lúa đồng loạt để “né” rầy, chương trình IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” kết hợp trồng các loại hoa màu sắc sặc sỡ trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch ăn các loại côn trùng có hại như: rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié…

Nhờ được cơ quan khuyến nông xây dựng mô hình sản xuất và chuyển giao các giống mì cao sản nên hầu hết diện tích mì ở đây được trồng các giống mì mới như: KM 94, KM 98, KM 140. Hiện nông dân Phù Cát đang vào chính vụ thu hoạch mì, nhưng giá mì tươi giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, làm người trồng mì rất lo lắng.

Dù thời gian canh tác kéo dài, năng suất thấp nhưng lúa mùa nổi đang cho thấy những lợi thế mà lúa cao sản ngắn ngày không có được. Đó là khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, làm nền cho canh tác màu theo hướng tạo ra nông sản sạch… Quan trọng hơn, nông dân hoàn toàn có thể nghĩ đến chuyện làm giàu trên ruộng lúa mùa nổi.