Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giao Khoán Vườn Cây Cao Su Lợi - Hại Khó Lường

Giao Khoán Vườn Cây Cao Su Lợi - Hại Khó Lường
Publish date: Tuesday. April 9th, 2013

Thời gian gần đây ở Bình Dương giá cao su xuống thấp, có thời điểm xuống dưới 450 đồng/độ đã làm cho nhiều chủ vườn bắt đầu thấy bất an. Nhiều chủ vườn đang tìm các phương án tốt nhất để bảo đảm duy trì nguồn thu nhập, trong đó có việc giao khoán vườn cây.

Hướng đi mới, nhưng...

Nhiều chủ vườn nhận định, giá cao su trong năm nay khó có thể đạt mức 500 đồng/độ như mùa cạo năm trước. Nếu giá thấp hơn 400 đồng/độ, nhiều chủ vườn sẽ không đủ chi phí để tái chăm sóc vườn cây. Trước tình hình đó, nhiều hộ cao su tiểu điền đang chuyển hướng sang giao khoán khai thác mủ cao su cho các chủ thầu vườn để nhận số tiền tương ứng với diện tích vườn cây.

Tuy nhiên, nếu chọn phương án này xem như các chủ vườn đã bước vào “ván bài may rủi”. Anh Hưng, một chủ vườn cao su tiểu điền với diện tích 1 ha, ngụ xã Lai Uyên, huyện Bến Cát cho biết: “Khoảng 2 năm gần đây việc khai thác mủ cao su của gia đình tôi không được thuận lợi do giá liên tục giảm. Nhiều tháng cả vườn cây khai thác không đủ tiền trả cho người cạo, với tình hình này để duy trì việc khai thác còn khó chứ đừng nói chuyện chăm sóc vườn cây. Thấy một số người có cao su xung quanh “bán vườn” cho người khác khai thác nên tôi cũng quyết định giao khoán xem lời lỗ như thế nào”. Qua việc giao khoán, anh Hưng nhận được 150 triệu đồng cho 1 ha cao su với thời hạn khai thác là 2 năm. Anh Hưng cho biết thêm, với 150 triệu đồng thu được thì cũng chỉ đủ cho sinh hoạt trong gia đình trong 2 năm. Tuy số tiền không cao nhưng mình khỏi phải lo chuyện giá mủ thế nào, phân bón lên giá hay xuống giá.

... Lợi - hại khó lường

Tuy nhiên, việc giao khoán vẫn có thể có nhiều rủi ro cho cả 2 bên. Nếu giá mủ cao su xuống thấp, thời tiết không tốt, sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu của các “chủ thầu”. Điều này đồng nghĩa với việc quyết định giao khoán của các chủ vườn là hoàn toàn chính xác. Ông Tân, một “chủ thầu” vườn cao su ở xã Tân Hưng, huyện Bến Cát cho biết: “Nếu trong thời gian khai thác, giá mủ cao su không ổn định thì việc lỗ vốn là điều chắc chắn nhưng phải làm “liều” thôi, 5 ăn - 5 thua mà”.

Suy nghĩ của ông Tân cũng chính là điều trăn trở chung của các “chủ thầu”. Sau khi ký hợp đồng giao khoán, cách khai thác mủ cao su ra sao sẽ do các “chủ thầu” quyết định, nhưng vẫn phải tuân thủ các điều đã ký kết trong hợp đồng để bảo đảm cây cao su không chết, trừ các trường hợp do thiên tai. Với những điều khoản thỏa thuận khá mở trong hợp đồng, các chủ thầu sẽ không bỏ lỡ cơ hội để tận thu vườn cây. Để bảo đảm việc không bị lỗ, “chủ thầu” sẽ khai thác triệt để, từ việc cạo đúp, đục cây đến việc bôi thuốc kích thích… Nhiều vườn cây sau một thời gian cho giao khoán đã trở nên “quá đát”, không thể khai thác tiếp mà chỉ có thể thanh lý để lấy gỗ.

Anh Hưng chia sẻ thêm, mặc dù biết là sau khi ký hợp đồng giao khoán thì vườn cao su sẽ bị khai thác triệt để và chắc chắn là sẽ thanh lý cây làm gỗ sau khi hết thời hạn giao khoán. Tuy nhiên, việc thanh lý vườn cây cũng bảo đảm mang lại một số vốn tương đối để trồng mới vườn cây sau này. Phân tích thì có vẻ phần lợi thuộc các “chủ thầu” nhưng vẫn có nhiều người phải “ôm hận” với việc lãnh khoán các vườn cây cao su. Anh C. ngụ xã Tân Hưng, huyện Bến Cát là một điển hình. Năm 2011, thời điểm giá mủ cao su ở mức cao anh nhận khoán 3 ha cao su với giá 1,2 tỷ đồng, khai thác trong 2 năm. Tuy nhiên, năm sau giá mủ cao su bất ngờ xuống thấp khiến anh C. phải cầm cố tài sản để trả tiền vay mượn cho việc nhận vườn cũng như trả công cạo mủ.

Có thể nói việc giao khoán khai thác mủ cao su là một hướng đi mới của các hộ cao su tiểu điền để có một nguồn thu nhất định trước tình hình giá mủ cao su lên xuống thất thường do biến động của thị trường. Tuy nhiên việc giao khoán cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, do vậy các hộ cũng phải cân nhắc kỹ cái được và mất khi giao khoán, nhất là những vườn cao su tiểu điền mới đi vào khai thác.


Related news

Vùng mía Lam Sơn niên vụ 2015-2016, năng suất mía nguyên liệu ước đạt 62 tấn/ha Vùng mía Lam Sơn niên vụ 2015-2016, năng suất mía nguyên liệu ước đạt 62 tấn/ha

Niên vụ 2015 – 2016, vùng mía Lam Sơn trồng 12.776 ha mía nguyên liệu, tăng 116 ha so với cùng kỳ; năng suất ước đạt 62 tấn/ha, tăng 4 tấn/ha. Dự kiến từ ngày 5 đến 9-12-2015, vùng mía Lam Sơn sẽ bước vào thu hoạch mía nguyên liệu niên vụ 2015 – 2016.

Sunday. November 29th, 2015
Hiệu quả từ mô hình trồng chuối xiêm Hiệu quả từ mô hình trồng chuối xiêm

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông dân thị trấn Mỹ Luông (An Giang) đã chuyển đổi 30 ha đất trồng lúa, màu kém hiệu quả sang vườn.

Sunday. November 29th, 2015
Tỷ phú nông dân nhờ trồng cam quýt Tỷ phú nông dân nhờ trồng cam quýt

Với gần 20 ha cam, quýt các loại như: cam lòng vàng CS1, V2, cam canh, quýt ôn châu, mỗi năm gia đình anh Bùi Việt Bách, khu 3, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong thu nhập tiền tỷ và giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều lao động tại địa phương.

Sunday. November 29th, 2015
Trồng chanh không hạt mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân xã Vĩnh Hòa Trồng chanh không hạt mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân xã Vĩnh Hòa

anh Nguyễn Văn Ngà, ngụ ấp Vĩnh Thạnh “A”, xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đã chuyển đổi thành công mô hình từ lúa sang vườn, trồng với nhiều loại cây ăn trái như: dừa, xoài, ổi đài loan, chanh không hạt.

Sunday. November 29th, 2015
Một số kết quả bước đầu về nuôi thương phẩm cá Leo trên lồng bè tại Nghệ An Một số kết quả bước đầu về nuôi thương phẩm cá Leo trên lồng bè tại Nghệ An

Cá Leo (Wallago attu Bloch & Schneider, 1801) là cá nước ngọt có kích thước lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt ngon, được nhiều người ưa thích và có giá trị thương phẩm cao đang được nghiên cứu để làm đa dạng hóa đối tượng nuôi.

Monday. November 30th, 2015