Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Nai

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Nai
Publish date: Tuesday. March 11th, 2014

Thời gian qua, tại xã Sơn Bình (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) nhiều hộ nông nhân đã thành công với mô hình nuôi nai.Đây là mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có đời sống khá giả.

Sau khi thử nghiệm với các mô hình chăn nuôi bò sinh sản, dê nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế, năm 2010, anh Trương Sinh (tổ 41, xã Sơn Bình, huyện Châu Đức) chuyển qua chăn nuôi nai. Mô hình này được anh thực hiện nhờ vào 10 triệu đồng từ nguồn vốn giảm nghèo.

Ban đầu, anh Sinh mua một cặp nai 6 tháng tuổi ở Trị An (tỉnh Đồng Nai) với giá 30 triệu đồng. Đến nay, từ cặp nai ban đầu đã sinh thêm hai cặp nai mới, với giá nai hiện nay bình quân 1 con 20 triệu đồng, riêng tiền bán nai giống anh Sinh đã thu về 40 triệu đồng, chưa kể đã cắt được hai đợt nhung khoảng 2,5kg. Với giá nhung hiện nay là 12 triệu đồng/kg, anh Sinh thu được 30 triệu đồng.

Anh Sinh cho biết, sau ba năm, bình quân mỗi con nai đực cho khoảng 1,5-3kg nhung và với giá nhung như hiện nay bình quân người nuôi thu về 25 triệu đồng/con/năm. Được biết, nai là giống dễ nuôi, dễ hơn cả nuôi trâu, bò. Thức ăn chủ yếu của nai là lá cây và cỏ nên chi phí chăn nuôi thấp. Bên cạnh đó, đầu ra của nhung nai dễ bán, giá cả ổn định nên anh Sinh dự định sẽ mở rộng đàn trong thời gian tới.

Nhiều hộ gia đình khác cũng đưa vào triển khai mô hình nuôi nai lấy nhung đều mang lại hiệu quả. Ông Phan Văn Hoành (ấp Sơn Lập, xã Sơn Bình, huyện Châu Đức) là hộ có kinh nghiệm lâu năm trong nuôi nai lấy nhung cho biết: “Trước đây tôi có nuôi trâu, bò nhưng thấy cực mà không mang lại hiệu quả mấy nên chuyển qua nuôi nai để lấy nhung và bán nai giống.

Hiện tôi chỉ để lại một cặp giống, hàng năm cũng thu về từ 40-45 triệu đồng tiền nai con giống và nhung nai”. Hiện gia đình ông Hoành có ba cặp nai, ba con nai đực của ông cho năng suất cao, có con cho tới 4,5kg nhung/năm.

Vừa qua, ông bán 3 cặp nhung nặng 12kg thu về hơn 140 triệu đồng. Theo ông Hoành thì việc nuôi nai rất đơn giản, không tốn nhiều công sức đầu tư vào chuồng trại, không mất nhiều công chăm sóc và nhanh thu lại vốn hơn nhiều mô hình khác.

Ông Hoành cũng cho biết, với mô hình chăn nuôi này người nông dân không lo đầu ra vì nguồn cung trên thị trường hiện còn ít. Người muốn mua nhung thường phải đặt trước cả mấy tháng mới có, có lúc sản phẩm nhung nai luôn trong tình trạng “cháy hàng”.

Ông Trương Công Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Bình(huyện Châu Đức) cho biết, toàn xã hiện có hơn 20 hộ nuôi nai, tập trung ở các thôn Tân Lập, Sơn Lập và Sơn Hòa. Nhờ mô hình chăn nuôi nai, đa số các hộ dân đều có cuộc sống khá giả. Đây là mô hình chăn nuôi có thể giúp người dân thoát nghèo trong thời gian tới.

Theo các chủ trại thì hiện nay trên thị trường có nhiều nơi tiêu thụ nhung và thịt nai như Đồng Nai, Bình Dương, Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Việc nuôi nai khá dễ dàng, không tốn công, ít bệnh tật và cho lợi nhuận cao.

Mô hình nuôi nai đang là hướng đi mới cho ngành chăn nuôi xã Sơn Bình nói riêng và toàn tỉnh nói chung, giúp giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho người dân nông thôn. Tuy nhiên, để tránh tình trạng cung vượt cầu, người dân không nên đua nhau nuôi nai ồ ạt mà cần đầu tư chất lượng cho đàn nai để tăng năng suất và chất lượng nhung.

Theo kinh nghiệm của ông Hoành, đối với nai đực nên mua con giống lúc 5-6 tháng tuổi. Nai 2 năm tuổi có thể cho nhung, nếu chăm sóc tốt mỗi năm có thể cho nhung hai lần. Đối với nai cái, sau khi sinh từ 8-10 tháng tuổi sẽ chịu phối đực, mang thai và đẻ một con một lần, nai con 4 tháng tuổi có thể bán giống.


Related news

Nuôi Tôm Công Nghiệp Khó Ổn Định Với Dịch Bệnh Nuôi Tôm Công Nghiệp Khó Ổn Định Với Dịch Bệnh

Nông dân Cà Mau đang đối mặt với vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) không thành công bởi dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp tiếp tục hoành hành. Chính vì thế, việc tìm giải pháp căn cơ để gỡ khó cho ngành kinh tế mũi nhọn này là việc làm cấp bách.

Saturday. June 15th, 2013
Vùng Đồng Tháp Mười Chuyển 10.000 Ha Đất Trồng Lúa Sang Nuôi Trồng Thủy Sản Vùng Đồng Tháp Mười Chuyển 10.000 Ha Đất Trồng Lúa Sang Nuôi Trồng Thủy Sản

Nhằm khai thác thế mạnh vùng nước ngọt để phát triển nuôi thủy sản, tỉnh Long An quy hoạch đến năm 2020 chuyển 10.000 ha đất trồng lúa 2 vụ sang nuôi trồng thủy sản, để cân đối lại diện tích sản xuất lúa trong tỉnh.

Saturday. June 15th, 2013
Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng 16,4% Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng 16,4%

Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.

Saturday. June 15th, 2013
Nuôi Ong Lấy Mật Thu Tiền Tỷ Nuôi Ong Lấy Mật Thu Tiền Tỷ

Được mệnh danh là “vua ong” ở Tuyên Quang, sở hữu trong tay gần 1.500 đàn ong mật, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang đã và đang trở thành địa điểm tham quan, học tập tin cậy cho nhiều hộ trong và ngoài tỉnh trên con đường thoát nghèo bền vững.

Saturday. June 15th, 2013
Lão Nông Sang Nhật “Săn” Giống Đậu Bắp Lão Nông Sang Nhật “Săn” Giống Đậu Bắp

Mong muốn tìm ra được loại giống đậu bắp thuần chủng đạt chuẩn, kháng sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng được thị trường xuất khẩu, lão nông Lê Văn Trung (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) đã sang Nhật và “săn” được giống tốt.

Saturday. June 15th, 2013