Loại khỏi danh mục 368 tên thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên cây rau, quả, chè

Trong đó, chiếm số lượng nhiều nhất có 263 tên thuốc với 110 hoạt chất trừ các loại sâu khoang, sâu ăn lá, sâu tơ, sâu xanh... gây hại cây rau;
Sâu xanh, sâu vẽ bùa, sâu đục quả, bọ xít muỗi, rệp sáp... gây hại cây ăn quả; rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, bọ trĩ... gây hại cây chè.
Tiếp theo là 82 tên thuốc với 51 hoạt chất trừ các loại bệnh thán thư, sẹo, loét quả, héo rũ, mốc sương, phấn trắng... trên cây ăn quả; sưng rễ, đốm vòng, phấn trắng, sương mai... trên cây rau;
12 tên thuốc với 6 hoạt chất trừ cỏ trong ruộng, trên bờ ruộng.
Cuối cùng là 10 tên thuốc với 9 hoạt chất điều hòa sinh trưởng trên các loại cây cà chua, dưa hấu, cây có múi, rau họ thập tự... và 1 tên thuốc với 1 hoạt chất trừ ốc sên trên cây cải bông, cà rốt, cải củ, cải bắp.
Related news

Nuôi cá lóc mang lại thu nhập tương đối khá nên nhiều hộ dân ở các đội 7, 8 và 9 thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức (huyện Phù Mỹ - Bình Định) đã đổ xô đào ao, trải bạt nuôi cá lóc trong vườn nhà. Việc nuôi cá không theo quy hoạch đã làm môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết những mô hình ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) thành công đều có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, có vai trò của doanh nghiệp hoặc nhà nước hỗ trợ chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm.

Đến thời điểm này, những hộ nông dân trồng củ sắn (củ đậu) ở 4 ấp thuộc xã An Thạnh Đông (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) đạt lợi nhuận gần 50 triệu đồng/công sau khi trừ chi phí. Đây được xem là “mùa vàng” với người trồng củ sắn ở xã An Thạnh Đông khi giá bán đạt... “kỷ lục” 7.000 đồng/kg!

Người nuôi tôm hùm ở TX Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, hiện giá tôm hùm thương phẩm xuống thấp, chỉ còn 1,2 triệu đồng/kg, giảm 200.000 đồng/kg so với đầu tháng 3 và giảm 600.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm 2015. Giá tôm xuống thấp khiến người nuôi hòa vốn hoặc lãi ít sau gần 2 năm nuôi.

Hướng tới việc khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và bền vững, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đề ra nhiệm vụ tổ chức lại sản xuất trên biển, đồng thời thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.