Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Mô Hình Xen Canh Ở Quảng Ngãi

Thoát Nghèo Nhờ Mô Hình Xen Canh Ở Quảng Ngãi
Publish date: Tuesday. April 9th, 2013

Nhiều năm trở lại đây các mô hình thâm canh, xen canh ngày càng đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Trong đó, mô hình trồng mì xen quế, mì xen keo đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Minh Long (Quảng Ngãi).

Đi dọc theo con đường dẫn về xã Long Môn vào những ngày cuối tháng 3, hai bên sườn đồi đồng bào Hrê đang tập trung thu hoạch mì, keo và quế được trồng xen canh với nhau. Đang lúi húi vác từng bó quế vừa mới lột vỏ để kịp cân cho thương lái, ông Đinh Văn La ở thôn Làng Trê, xã Long Môn hồ hởi nói: "Thu hoạch lứa mì xong rồi, giờ đến lúc thu hoạch quế. Trồng mì xen quế đem lại thu nhập cao hơn là chỉ trồng riêng mỗi cây quế. Vì cây quế sau gần 10 năm mới cho thu hoạch nên nếu chỉ trồng mỗi cây quế không thì phí đất và lâu có tiền lắm. Đợt này, tính thu nhập cả mì, cả quế, tôi cũng kiếm được hơn trăm triệu đồng đấy".

Nhờ chăm chỉ làm ăn và luôn tìm tòi những cách làm kinh tế mới đã giúp gia đình ông có cuộc sống đủ đầy hơn, con cái được ăn học đàng hoàng. Hiện con gái lớn ông La đang là sinh viên Trường đại học Y dược Hà Nội, còn đứa con trai thì đang chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học. Ông La bảo: "Đời mình bám núi bám rừng khổ rồi nên phải để cho con cái nó học kiếm cái chữ. Có như thế sau này nó mới không còn khổ như mình nữa".

Còn ông Đinh Tiên ở thôn Làng Trê phấn khởi nói: "Cây mì trồng theo cây keo, cây quế có thu nhập lắm. Quế, keo, mì gì bữa nay bán cũng được giá hết. Hiện nay 1kg vỏ quế tươi bán được 8.000 đồng, lại bán được cả cành, vỏ và thân quế. Thân cây quế được thu mua với giá từ 30.000 - 50.000 đồng/cây. Như vậy, tính trung bình một cây quế cũng kiếm được từ 300.000 đến 500.000 đồng chứ không ít đâu. Đó là chưa kể thu nhập thêm lứa mì cũng được khá tiền. Chỉ cần có đất trong tay lại biết chịu khó làm ăn là mình không thể đói được".

Mặc dù hiện nay không phải bất cứ cánh rừng nào ở Minh Long cũng đều thực hiện mô hình trồng mì xen keo hoặc mì xen quế. Tuy nhiên, những hộ đã trồng đều cho hiệu quả kinh tế cao. Điều này cho thấy, người dân vùng cao cũng đã tìm ra được những cách làm kinh tế mới để tăng thu nhập, từng bước thoát nghèo.

Ông Nguyễn Văn Lợi - Phó Chủ tịch UBND xã Long Môn cho biết: Mô hình trồng mì xen keo, mì xen quế lâu nay đồng bào mình đã áp dụng và thực sự đem lại nguồn thu khá cho người dân. Bởi cây keo và cây quế là hai loại cây có thời gian thu hoạch lâu. Do đó nếu trồng xen canh cây mì sẽ cho thêm một khoản thu nhập mà không sợ ảnh hưởng đến cây trồng chính. Ngoài ra, cây mì và cây keo là hai loại cây lâu nay có giá tương đối ổn định nên bà con có thể an tâm sản xuất.


Related news

Kiểm tra mô hình nuôi thâm canh lươn đồng Kiểm tra mô hình nuôi thâm canh lươn đồng

Mới đây, Phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thành phố kiểm tra mô hình nuôi lươn thâm canh lươn đồng tại hộ ông Triệu Hồng Minh, ở ấp 5, xã Vị Tân.

Friday. August 28th, 2015
Kinh nghiệm nuôi tôm vụ 1 quản lý tốt mật độ nuôi và chất lượng nước Kinh nghiệm nuôi tôm vụ 1 quản lý tốt mật độ nuôi và chất lượng nước

Nuôi tôm vụ 1 năm nay diễn ra trong điều kiện thời tiết bất lợi do nắng nóng kéo dài, tôm chậm lớn, một số diện tích bị dịch bệnh. Thế nhưng vẫn có những hộ đạt năng suất cao từ áp dụng quy trình nuôi tôm VietGAP. Bài học kinh nghiệm được đúc rút là quản lý tốt mật độ nuôi và chất lượng nguồn nước.

Friday. August 28th, 2015
Sản lượng tôm nuôi thu hoạch đạt 3.993 tấn Sản lượng tôm nuôi thu hoạch đạt 3.993 tấn

Thời tiết tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với việc tiếp tục giải quyết kịp thời chính sách hổ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ đã khuyển khích ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển.

Friday. August 28th, 2015
Trạm khuyến nông huyện Trần Đề tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cua biển Trạm khuyến nông huyện Trần Đề tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cua biển

Phòng kinh tế hạ tầng phối hợp Trạm khuyến nông huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cua biển bằng nguồn giống sinh sản nhân tạo cho 30 nông dân ở xã Lịch Hội Thượng.

Friday. August 28th, 2015
Cần sự quyết tâm của các địa phương Cần sự quyết tâm của các địa phương

Sử dụng xung điện và chất nổ, chất độc để khai thác thủy sản là hành động hủy diệt nguồn lợi thủy sản, phá hủy sinh cảnh và gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản, vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành trong cả nước đã ban hành nhiều văn bản quy định nghiêm cấm các hành vi nói trên.

Friday. August 28th, 2015