Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thịt Bò Úc Tràn Vào Nội Địa

Thịt Bò Úc Tràn Vào Nội Địa
Publish date: Saturday. August 9th, 2014

Việt Nam là nước có lợi thế về chăn nuôi bò thịt nhưng bây giờ, thịt bò ngoại đang ồ ạt tràn vào thị trường nội địa, trong đó chủ yếu là các lô hàng được nhập từ Australia (Úc).

6 tháng, nhập 72.000 con bò Úc

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, năm 2013 Việt Nam đã nhập xấp xỉ 70.000 con bò sống từ Úc, đứng thứ 3 trong số các nước nhập khẩu trâu, bò sống từ nước này. Đó là chưa kể một lượng lớn thịt bò Úc được nhập dưới dạng đông lạnh.

Năm 2014, số lượng bò Úc nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh. Chỉ tính riêng nửa đầu năm nay, hơn 72.000 con bò Úc đã được nhập khẩu về Việt Nam, dự báo đến hết năm, sẽ có khoảng 150.000 con bò Úc đổ bộ để phục vụ người tiêu dùng trong nước. Điều khiến các nhà quản lý không khỏi giật mình là Việt Nam đã trở thành thị trường tiêu thụ bò Úc thứ 2 thế giới, chỉ sau Indonesia.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, tốc độ nhập bò Úc vào Việt Nam tăng rất nhanh. Năm 2012, Việt Nam mới bắt đầu nhập bò Úc với số lượng khá khiêm tốn, chỉ khoảng 3.000 con. Nhưng qua năm 2013 đã tăng vọt lên gần 70.000 con. Số bò nhập khẩu từ Úc theo ước tính chiếm khoảng 1/8 lượng thịt bò tiêu thụ trên thị trường hiện nay.

Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), hiện nay thịt bò ngoại nhập đang chịu mức thuế suất khá cao (5%). Tuy nhiên, thịt bò Úc vẫn cứ tràn ngập thị trường Việt Nam và được bán với giá chỉ tương đương bò nội. Theo lý giải của đại diện Cục Chăn nuôi, sở dĩ bò sống nhập khẩu từ Úc về Việt Nam đạt số lượng khá lớn và dự kiến sẽ còn tăng lũy tiến trong các năm sau, trước hết là do nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong nước ngày càng tăng mạnh.

Giá rẻ hơn

Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng vẫn là giá thịt bò tại Úc và nhiều nước quá rẻ, chi phí chăn nuôi thấp, quy trình chăn nuôi hiện đại và quy mô lớn. Vì vậy, mặc dù đang gánh cả thuế nhập khẩu, phí vận chuyển và các chi phí khác nhưng hiện giá 1kg thịt bò hơi Úc vẫn đang rẻ hơn bò Việt Nam. Và chất lượng bò Úc cũng được người tiêu dùng ưa chuộng hơn.

Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan) cho biết, đơn vị này bắt đầu nhập khẩu bò Úc sống về giết thịt từ tháng 9-2013 vì nguồn cung trong nước không đủ, thiếu ổn định mà giá cả lại cao.

Hơn nữa, bò Việt Nam trọng lượng nhỏ, khoảng 250kg/con, sản lượng cho thịt thấp, chỉ đạt 50% sau khi giết mổ. Trong khi đó, bò Úc có trọng lượng bình quân 500kg/con, cho tỷ lệ thịt là 55%. Vì vậy, từ khi Vissan tham gia nhập khẩu bò Úc tươi sống về giết mổ đến nay, thị trường và giá cả luôn được ổn định, số lượng nhập về tăng mạnh qua từng thời kỳ.

Theo tìm hiểu, giá bò hơi nhập khẩu tính cả thuế hiện chỉ có 2,75 - 3,2 USD/kg cập cảng Sài Gòn. Trong khi giá thịt bò hơi trong nước hiện đang bán 65.000 - 80.000 đồng/kg. Đây là lý do lý giải vì sao bò Úc ngày càng có cửa tràn ngập thị trường Việt Nam, từ các siêu thị đến các điểm bán lẻ.

Nhiều chuyên gia về chăn nuôi lo ngại, tới đây khi Việt Nam gia nhập TPP với mức thuế suất chỉ còn là 0% (bỏ thuế) thì thị trường và bức tranh chăn nuôi sẽ có nhiều biến động theo chiều hướng đáng lo ngại. Trước hết, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ lép vế và nông dân có thể sẽ bỏ chăn nuôi trâu bò, trong khi đây là xu thế tiêu dùng đầy triển vọng trong tương lai khi người dân bỏ các loại thịt khác để chuyển sang tiêu thụ thịt bò.

Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, trong đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi của Bộ NN-PTNT đã xác định sẽ đẩy mạnh chăn nuôi bò thịt làm lợi thế để tăng giá trị gia tăng trong nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu chúng ta không bắt đầu thay đổi từ quy trình, quy mô và tính cạnh tranh về giá thành, giá cả… thì thịt bò nội không thể thắng được thịt nhập ngoại. Đó sẽ là nỗi lo lớn cho người nông dân khi gia nhập sâu vào thị trường thế giới.

* Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sau 7 năm kể từ 2007, đàn bò thịt đã giảm 25%, đàn trâu giảm 13%.

Những năm trước, một lượng lớn thịt trâu bò cung cấp cho thị trường Việt Nam được nhập từ Lào, Campuchia và Thái Lan. Nhưng gần đây nguồn cung từ các nước này hạn hẹp hơn, giá cả tăng cao do việc siết chặt vận chuyển trâu bò lậu qua biên giới.

Hiện Việt Nam có khoảng 6 triệu con bò. Trong khi trung bình, lượng tiêu thụ toàn quốc vào khoảng 3.000 con/ngày.


Related news

Hà Tĩnh Công Bố Dịch Lở Mồm Long Móng Trên Gia Súc Hà Tĩnh Công Bố Dịch Lở Mồm Long Móng Trên Gia Súc

Ngày 7/11, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 3464/QĐ-UBND về việc công bố dịch lở mồm long móng trên gia súc ở các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Nghi Xuân.

Monday. November 11th, 2013
Triển Vọng Từ Nuôi Gà Sao Triển Vọng Từ Nuôi Gà Sao

Do đó, khi đề tài được thực hiện sẽ mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi tỉnh nhà. Đồng thời, giúp bà con nông dân tăng thêm thu nhập khi gắn bó với mô hình này.

Monday. November 11th, 2013
Đề Xuất Giải Pháp Phòng, Trị Bệnh Tôm Hùm Nuôi Lồng Bè Đề Xuất Giải Pháp Phòng, Trị Bệnh Tôm Hùm Nuôi Lồng Bè

Đề tài nhằm xác định thực trạng sử dụng kháng sinh hiện đang dùng điều trị bệnh ở tôm hùm nuôi lồng bè; xác định hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn ngoại bào thường gặp trên tôm hùm bị bệnh làm cơ sở để đề xuất giải pháp phòng, trị bệnh thân đỏ do vi khuẩn Vibrio alginolyticus và bệnh sữa do vi khuẩn Ricketsialike gây ra trên tôm hùm nuôi lồng bè tại tỉnh Phú Yên một cách hiệu quả.

Monday. November 11th, 2013
Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Toàn Tỉnh Khánh Hòa Đạt 72.380 Tấn Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Toàn Tỉnh Khánh Hòa Đạt 72.380 Tấn

Đến hết tháng 10, sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh Khánh Hòa đạt 72.380 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, sản lượng khai thác chủ yếu là cá, với gần 62.000 tấn, tăng 4,27% so với cùng kỳ năm trước.

Monday. November 11th, 2013
Nhiều Mục Tiêu Trong Mô Hình Bảo Vệ, Nuôi Điệp Quạt Nhiều Mục Tiêu Trong Mô Hình Bảo Vệ, Nuôi Điệp Quạt

Đại diện Công ty TNHH Hải Nam cho biết, những năm qua, từ nguồn điệp quạt, công ty sản xuất, chế biến thành những sản phẩm xuất khẩu. Bây giờ, điệp quạt cạn kiệt, công ty có trách nhiệm hỗ trợ địa phương kinh phí xây dựng vùng nuôi điệp quạt tập trung. Qua việc tái tạo và bảo vệ nguồn lợi điệp quạt này, người dân có thêm thu nhập, công ty có vùng nguyên liệu ổn định để thực hiện các đơn hàng. Hơn thế, với vùng nuôi tập trung, có người quản lý, theo dõi... điệp quạt sau khi khai thác, chế biến sẽ bảo đảm sạch, đáp ứng các yếu tố cho việc xây dựng thành công chương trình chứng nhận MSC cũng như truy được xuất xứ nguồn gốc loài điệp quạt. Từ đó, giá trị con điệp quạt được nâng lên, không chỉ bán được giá cao mà cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ cũng nhiều.

Monday. November 11th, 2013