Cà Phê Tây Nguyên Tăng Lên Mốc 43,8 Triệu Đồng/tấn

Với 4 phiên tăng và 1 phiên giảm, giá cà phê Tây Nguyên tăng 500.000 đồng so với tuần trước, lên 43,8 triệu đồng/tấn.
Giá cà phê robusta giao tại cảng TP HCM theo giá FOB tăng 61 USD so với cuối tuần trước lên 2.051 USD/tấn. Giá cà phê trong nước tuần qua tăng mạnh nhờ đà tăng của thị trường cà phê thế giới.
Trong tuần qua, cả giá cà phê robusta tại London và giá arabica tại NewYork đều có tuần tăng khá. Với 4 phiên tăng và 1 phiên giảm, giá cà phê robusta giao tháng 5 tăng 1,3% so với cuối tuần trước lên 2.056 USD/tấn. Giá giao tháng 7 tăng 1,1% lên 2.091 USD/tấn. Các kỳ hạn giao hàng khác, giá cũng tăng từ 1,2 - 1,7%.
Cũng chung xu hướng tăng nhưng giá cà phê arabica tuần này tăng rất mạnh, trên 4% tại tất cả các kỳ hạn giao hàng. Cụ thể, giá giao tháng 5 tăng 4,7% lên 141,65 cent/pound. Giá giao tháng 7 tăng 4,4% lên 143,2 cent/pound.
Giá cà phê robusta London tuần qua tăng chủ yếu do thông tin nguồn cung cà phê từ Indonesia, nước sản xuất robusta lớn thứ 3 thế giới chậm do các nhà rang xay địa phương đang mua vào mạnh, theo Nedcoffee. Ngoài ra, mưa tại khu vực trồng cà phê lớn nhất của Indonesia cũng đang gây ảnh hưởng đến thu hoạch.
Giá cũng tăng do thông tin các kho dự trữ cà phê tại TP HCM hiện đạt 230.000 tấn trong tháng 3 và Việt Nam chỉ có thể xuất khẩu 97.000 tấn cà phê/tháng từ tháng 4 đến tháng 9, cũng theo Nedcoffee.
Related news

Nếu lấy mốc thời gian năm 1996 (thời điểm Công ty Agifish xuất khẩu container cá basa đầu tiên vào thị trường Mỹ) để đề cập đến quá trình phát triển của một sản phẩm quốc gia thì đến nay, nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL đã “ngót nghét” gần 20 năm. Trong quãng thời gian ấy, có hàng chục ngàn người làm giàu một cách nhanh chóng, nhà máy chế biến thủy sản ra đời như “nấm mọc sau mưa”.

Từ chỗ toàn ngành chỉ XK được 11 triệu USD, không đủ cho việc nhập vật tư thiết bị cho SX trong nước, đến nay đã XK khoảng 6,5 tỷ USD; từ chỗ cả ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản chỉ cung cấp được 600.000 tấn thủy hải sản cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, đến nay đã SX trên 3 triệu tấn.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông lâm ngư (KNLN) Thừa Thiên Huế Bùi Thị Hải Yến cho biết, gần đây đơn vị thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép mang lại hiệu quả khả quan. Mô hình nuôi tôm sú-rong câu trong ao nước lợ thực hiện thí điểm trong năm 2014 mang lại kết quả như mong đợi. Ưu điểm của mô hình là giãn khoảng cách vụ nuôi, tác động tương hỗ giữa thực vật (rong biển) và động vật (tôm) đến môi trường, hạn chế tối đa dịch bệnh và mang lại lợi nhuận cao.

Theo thông báo của Tổng cục Quản lý Vệ sinh, An toàn và Chất lượng Thực phẩm quốc gia (SENASICA) Mexico, kể từ ngày 29/7, hàng hóa của các nước có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản, nhập khẩu vào Mexico phải tuân theo quy định mới về kiểm dịch.

Những người nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh đang đau đầu vì sản phẩm của mình phải cạnh tranh với tổ yến nhập khẩu. Hiện chưa có đánh giá cụ thể nào về tỷ lệ tổ yến nhập khẩu đang được bày bán trên thị trường nhưng điều nhìn thấy rõ nhất là giá tổ yến trong nước đã giảm gần 50%.