Sản Xuất Và Xuất Khẩu Tôm Chân Trắng Nhìn Từ Ấn Độ

Chính thức cho phép nuôi tôm chân trắng từ năm 2009, sau Việt Nam một năm nhưng chỉ sau 4 năm, Ấn Độ đã sản xuất thành công tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh (tôm SPF) nhằm gia tăng sản lượng và XK loài tôm đang ngày càng được ưa chuộng này.
Đây là dự án do Trung tâm Nuôi trồng thủy sản Rajiv Gandhi (RGCA) phối hợp với Cơ quan Xúc tiến Xuất khẩu Thủy sản và Bộ Công Thương Ấn Độ thực hiện. Với thành công này, Ấn Độ sẽ chủ động hơn trong việc sản xuất tôm chân trắng, đảm bảo nguồn cung tôm giống chất lượng cao cho các hộ nuôi tôm.
Mặc dù đi sau “đàn anh” Thái Lan về sản xuất tôm chân trắng, nhưng chỉ sau hai năm cho phép nuôi tôm chân trắng trên quy mô công nghiệp, tôm chân trắng Ấn Độ đã gặt hái thành công lớn trên thị trường tôm thế giới khi năm 2011 tôm chân trắng nước này làm thay đổi cả xu hướng NK cũng như tiêu dùng trên thị trường Nhật Bản và năm 2012 chiếm lĩnh thị phần đáng kể từ tôm Thái Lan trên thị trường Mỹ.
Năm 2011, Ấn Độ tập trung sản xuất tôm chân trắng cỡ lớn với sản lượng chiếm tới 70% tổng sản lượng tôm chân trắng của nước này. Với mặt hàng tôm chân trắng cỡ lớn có giá bán cạnh tranh, Ấn Độ đã “tấn công” thị trường Nhật Bản khiến nhiều nhà cung cấp tôm sú cho thị trường này lao đao. Trong nhiều dịp lễ hội, người tiêu dùng Nhật Bản, vốn được coi là khá kỹ tính và cầu kỳ trong ăn uống, đã lựa chọn tôm chân trắng Ấn Độ thay vì lựa chọn tôm sú trong các món ăn truyền thống của họ.
Thống kê NK tôm vào Nhật Bản năm 2011 cho thấy, NK tôm Ấn Độ vào thị trường này tăng 9,1% so với năm 2010 trong khi đó NK tôm từ hai nhà cung cấp chính tôm sú là Việt Nam và Indonesia giảm lần lượt 15,6% và 3,9%. NK tôm từ Thái Lan cũng giảm 2,9%.
Năm 2012, Ấn Độ để lại dấu ấn rõ nét trên thị trường tôm Mỹ khi NK tôm từ nước này vào Mỹ tăng mạnh. Trong khi NK từ Thái Lan, nước dẫn đầu về cung cấp tôm Mỹ với 135.557 tấn, giảm tới 26,7% so với năm 2011. NK tôm Ấn Độ vào Mỹ tăng 36,4%, từ 48.106 tấn năm 2011 lên 65.595 tấn năm 2012.
NK tôm Việt Nam vào Mỹ trong năm qua cũng giảm 9,5% từ 45.162 tấn xuống còn 40.879 tấn.
Việt Nam cho phép nuôi tôm chân trắng từ năm 2008, nhưng cho đến nay, những gì Việt Nam làm được với tôm chân trắng vẫn chỉ là 15.727 ha diện tích nuôi với sản lượng 77.830 tấn trong năm 2012.
Ba tháng đầu năm 2013, giá trị XK tôm chân trắng của Việt Nam đạt trên 154 triệu USD, chiếm 36,3% tổng GT XK tôm các loại và tương đương với tỷ trọng giá trị XK tôm chân trắng cùng kỳ năm ngoái.
Cho đến nay, nguồn tôm chân trắng bố mẹ của Việt Nam vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn NK. Việc theo dõi, và quản lý NK cũng như sản xuất tôm giống chưa được kiểm soát đúng mức. Trong khi tôm giống là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất tôm.
Tình hình dịch bệnh diễn ra tại nhiều nước sản xuất tôm ở Châu Á như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc khiến nguồn cung tôm bất ổn. Với tuyên bố thành công trong sản xuất tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh này, Ấn Độ như khẳng định thêm về chất lượng cũng như sản lượng tôm của nước này với thị trường tôm thế giới. Theo đó, XK tôm chân trắng của Ấn Độ năm nay sẽ tiếp tục “thống lĩnh” nhiều thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới.
Related news

Bên cạnh việc đồng áng, nông dân Thuận Hạnh, xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn, Bình Định còn có nghề truyền thống chằm nón lá. Những người làm nón ở đây đã thành lập hiệp hội làm nón lá...

Mô hình nuôi cá chạch trong ruộng lúa đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt cá chạch, theo đông y là một món ăn thuốc, có tác dụng bổ khí huyết, tăng cường sinh lực. Chính vì vậy thị trường tiêu thụ cá thương phẩm trong nước và các nước Đông Nam á rất mạnh

Hầu hết gia đình ở xã Việt Tiến (Bảo Yên - Lào Cai) nuôi trâu; 100% đàn trâu khi thả có người chăn dắt và khi đưa về được nhốt trong chuồng. Những đợt rét khốc liệt xảy ra vài năm gần đây khiến đàn gia súc của nhiều địa phương trong tỉnh bị thiệt hại nặng nề, nhưng Việt Tiến không có bất cứ con trâu nào bị chết rét…

Nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình ở Lâm Đồng đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng nuôi cá hồi và cá tầm nước lạnh. Hiệu quả bước đầu cho thấy mỗi ha nuôi cá có thể cho thu nhập hàng tỷ đồng. Năm 2007, sau thử nghiệm và nuôi thành công cá hồi vân (Phần Lan) và cá tầm Nga, tỉnh Lâm Ðồng đã phát triển mạnh nghề nuôi cá nước lạnh, với sản lượng khoảng 40 tấn cá hồi và 100 tấn cá tầm/năm

Sở NNPTNT Bình Định vừa có văn bản gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh về việc triển khai các giải pháp chỉ đạo sản xuất vụ mùa năm 2012.