Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thị Trấn Nông Trường Việt Trung (Bố Trạch) Dưa Hấu Được Mùa

Thị Trấn Nông Trường Việt Trung (Bố Trạch) Dưa Hấu Được Mùa
Publish date: Wednesday. May 7th, 2014

Sau cơn bão số 10 kinh hoàng hồi năm ngoái, những rừng cao su bạt ngàn của thị trấn Nông trường Việt Trung (Quảng Bình) đã bị tàn phá, cuộc sống người dân từ đó đến nay vô cùng khó khăn. Nhưng có lẽ “ông trời” không lấy đi của ai tất cả, trong những ngày cuối tháng 4 này, người nông dân nơi đây lại vui mừng, phấn khởi bởi một mùa dưa hấu được mùa, được giá.

Đối nghịch với tâm trạng chán nản của nông dân trồng dưa các tỉnh Nam Trung bộ vừa qua, người trồng dưa tại thị trấn Nông trường Việt Trung cũng như các xã Phú Định, Lý Trạch... của huyện Bố Trạch vui mừng vì dưa được giá.

Khắp các cánh đồng, nông dân đang tất tả thu hoạch để bán. Trong ngày 21-4, anh Nguyễn Chí Thanh (tiểu khu 10, thị trấn Nông trường Việt Trung) đã nhờ nhiều bạn bè ra ruộng giúp sức thu hoạch 2 ha dưa của nhà mình.

Không giấu được niềm vui, anh Thanh cho biết: “Dưa được mùa, thu hoạch gần 30 tấn, trừ mọi chi phí, gia đình tôi lãi trên 100 triệu đồng vụ này”.

Tuy nhiên, mức giá dưa mà gia đình anh Thanh bán chỉ đạt gần 7.000 đồng/kg vì ruộng dưa nhà anh đã được các thương lái đặt mua từ trước đây mấy tuần. Hiện tại, mức giá dưa được bán tại các ruộng đã lên đến 7.900 đồng/kg nên khắp các cánh đồng đều rộn vang tiếng cười.

Nhìn lại vụ dưa năm ngoái, nông dân cho biết năm nay giá cao, ổn định hơn nhiều. Khi mới bắt tay vào thu hoạch cách đây một tuần, giá dưa trung bình 6.000 đồng/kg, sau đó lên 6.900 đồng/kg và hiện tại là 7.900 đồng/kg, mức giá cao nhất trong những năm gần đây.

Lý giải vì sao giá dưa ở đây cao, các thương lái và người dân cho hay, giống dưa được trồng chủ yếu là Nông Việt, Phù Đổng, Thái Lan, Hắc Mỹ Nhân... Đặc biệt, giống dưa Nông Việt có ưu thế là quả đều, nước ngọt, quả nằm ở sát gốc và quả ở phần ngọn có kích cỡ tương tự nhau. Nhiều thương lái đánh tiếng mua loại dưa này và giá lúc nào cũng cao hơn giống dưa khác.

Phần nữa, đất trồng dưa ở đây không như các địa phương khác, vì đất pha thịt nên chắc dưa, nặng ký và ngọt nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhìn nhận thêm ở khía cạnh khác, người dân cho rằng lượng dưa ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn) đã được lưu thông nên nguồn cầu được đẩy lên.

Bởi vậy, với tổng diện tích gieo trồng là 300 ha, năng suất bình quân từ 10 đến 15 tấn/ha, người dân thị trấn Nông trường Việt Trung thật sự có một mùa dưa hấu bội thu.

Đứng trước những khó khăn về cây cao su do thiệt hại từ hậu quả của cơn bão số 10 năm ngoái, giá mủ cao su xuống thấp, mùa dưa hấu “ngọt” năm nay chính là động lực to lớn giúp người dân vượt qua gian truân.

Chị Vân (tiểu khu 8, thị trấn Nông trường Việt Trung) chia sẻ: “Gia đình tôi có 5 ha cao su đang tuổi khai thác, là nguồn thu nhập chính của cả nhà. Từ ngày cao su bị bão làm gãy, gia đình tôi chỉ còn biết dựa vào mấy con lợn, đàn gà để duy trì cuộc sống. Tôi cũng phải chạy vạy khắp nơi để có tiền gây dựng lại vườn cao su. Nhờ trời, mùa dưa năm nay được giá, thu hoạch xong chắc gia đình tôi cũng có ít tiền để trả nợ”.

Không riêng gì gia đình chị Vân, hầu như gia đình nào trồng dưa mà có cây cao su cũng đều dành tiền để phát triển lại vườn cây của mình, bởi dẫu sao cây cao su vẫn là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây từ trước đến nay. Bán được dưa mức giá cao, gia đình anh Trung (tiểu khu Hữu Nghị, thị trấn Nông trường Việt Trung) thu lời khoảng 150 triệu đồng/2 ha dưa. Số tiền thu được từ dưa, anh Trung dùng để mua cây giống và thuê người trồng nhằm vực lại vườn cao su.

Dẫu được mùa, được giá là vậy, nhưng cái khó của nghề trồng dưa là đầu ra không ổn định, giá dưa lên xuống thất thường. Không riêng người dân thị trấn Nông trường Việt Trung mà hầu như toàn bộ nông dân tỉnh ta vốn xưa nay đều đã quen với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo kiểu tự quyết.

Đa số người dân thấy cái gì được giá, nhu cầu thị trường cần nhiều thì chuyển đổi việc sản xuất theo như thế, do đó tình trạng “thừa cung thiếu cầu” hoặc ngược lại. Vì thế, Hội Nông dân thị trấn Nông trường Việt Trung, ngành nông nghiệp huyện Bố Trạch, Sở Nông nghiệp và PTNT cần có định hướng sản xuất cho bà con, tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.


Related news

Nuôi Thủy Sản VietGAP Lãi Cao Nuôi Thủy Sản VietGAP Lãi Cao

Ngoài ra, ông Tuyến còn nuôi thêm cá thát lát cườm, cá sặc rằn bằng thức ăn công nghiệp. Hiện, cá thát lát cườm thương phẩm giá từ 59.000 - 62.000 đ/kg, cá sặc rằn loại 6 con/kg giá 65.000 đ/kg, mỗi đợt thu hoạch ông bán ra thị trường hàng chục tấn sản phẩm.

Saturday. November 22nd, 2014
Giá Cá Tra Bột Và Cá Tra Giống Đang Tăng Giá Cá Tra Bột Và Cá Tra Giống Đang Tăng

Cũng theo ông Trương Minh Điền - Giám đốc HTX Thủy sản xã Phú Thuận B, ngoài cá tra bột thì giá cá tra giống cũng đang tăng dần, cá tra giống loại 20; 30 và 50 con/kg bán với giá từ 23.000 đồng đến 30.000 đồng/kg (tăng từ 1.000 – 3.000 đồng/kg).

Saturday. November 22nd, 2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Tai Tượng Sinh Sản Trong Mương Vườn Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Tai Tượng Sinh Sản Trong Mương Vườn

Thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) là địa phương phát triển về nuôi thủy sản nước ngọt, với diện tích ương nuôi cá giống khoảng 350 ha, có nhiều đối tượng được bà con quan tâm nuôi như tai tượng, trê lai, diêu hồng, rô phi, cá sặc rằn, cá tra... Trong đó, cá tai tượng là một trong những đối tượng có nhiều lợi thế như: thịt ngon, dễ tiêu thụ, giá bán cao, nên cá tai tượng đang được bà con đầu tư nuôi từ khâu nuôi cá bố mẹ cho đẻ, đến ương cá giống, nuôi cá thịt.

Saturday. November 22nd, 2014
Sử Dụng Rong Bún Làm Thức Ăn Cho Cá Nâu Nuôi Trong Ao Đất Sử Dụng Rong Bún Làm Thức Ăn Cho Cá Nâu Nuôi Trong Ao Đất

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh và Trần Thị Thanh Hiền, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu sử dụng rong bún (Enteromorpha sp.) làm thức ăn cho cá nâu (Scatophagus argus). Kết quả nghiên cứu cho thấy rong bún có thể được sử dụng thay thế một phần thức ăn viên, góp phần cải thiện chất lượng nước, giảm chi phí thức ăn và nâng cao thu nhập cho người nuôi.

Saturday. November 22nd, 2014
Máy Kéo Câu Giảm Sức Lao Động Cho Ngư Dân Máy Kéo Câu Giảm Sức Lao Động Cho Ngư Dân

Với trăn trở giảm sức lao động cho bà con ngư dân, cải thiện lối câu truyền thống, ba bạn trẻ Lê Văn Hoàng (1986), Phan Thành Nhân (1986) và Nguyễn Văn Xuân (1984) đã sáng tạo ra “Máy kéo câu” (hay còn gọi là “Máy tời thu câu”) phục vụ ngư dân Đà Nẵng.

Saturday. November 22nd, 2014