Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Năm 2013 Nghề Khai Thác Thủy Sản Ở Khánh Hòa Đối Mặt Với Nhiều Khó Khăn

Năm 2013 Nghề Khai Thác Thủy Sản Ở Khánh Hòa Đối Mặt Với Nhiều Khó Khăn
Publish date: Monday. December 2nd, 2013

Mùa khai thác thủy sản năm 2013 ở tỉnh Khánh Hòa được xem là thất bại nặng nề nhất trong vòng 50 năm qua. Ngư dân dù đã và đang nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước, nhưng do biển mất mùa, chi phí đánh bắt tăng cao nên hiện tại họ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Tỉnh Khánh Hòa hiện có 6 hợp tác xã và 4 doanh nghiệp tư nhân làm nghề lưới đăng, tuy nhiên theo kết quả đánh bắt năm 2013 thì sản lượng nghề lưới đăng với mức thu hoạch chủ yếu là cá thu và cá ngừ các loại chỉ đạt khoảng 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn đối với các tàu làm nghề giã cào thì sản lượng còn thấp hơn. Đặc biệt nghề lưới cản của Khánh Hòa với số lượng tàu thuyền khá lớn, tập trung đánh ở vùng khơi và vùng lạnh đều thất thu. Như vậy trong năm 2013, hầu hết sản lượng các nghề đánh bắt ở Khánh Hòa - từ nghề lưới đáy cho đến nghề lưới nổi - đều đạt sản lượng thấp, khiến ngư dân đang gặp rất nhiều khó khăn.

Anh Trần Ngọc Long - Chủ tàu KH97643 Khánh Hòa chia sẻ: "Sản lượng tàu đánh bắt rất thấp, Chúng tôi đi 2 tháng chỉ thu được 5 tạ cá. Trong khi tổn phí bỏ ra khoảng 250 triệu, nhưng bán chỉ được 45 triệu thôi".

Anh Nguyễn Trung Hiếu – Phó trưởng BQL Cảng cá Hòn Rớ Nha Trang cho biết: "Một phần do nguồn lợi không có, trong khi đó chi phí một chuyến biển cao đó là một trong những nguyên nhân khiến bà con có xu hướng chuyển đổi ngành nghề vì không gặp thuận lợi như những năm trước. Ngoài giá cả, chi phí đội lên quá cao nên bây giờ đi dài ngày mà không có cá, ảnh hưởng đến quá trình đi lại nên bà con phải tính toán, nghiên cứu chuyển đổi làm sao cho phù hợp hơn với ngành nghề đang chọn".

Hiện nay, vấn đề đánh bắt và xuất khẩu đã hình thành nên dây chuyền sản xuất từ người khai thác cho đến các đơn vị chế biến. Tuy nhiên nếu không có nguyên liệu thì các đơn vị này cũng khó tồn tại. Ở khía cạnh khác, họ buộc phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài, nhưng chi phí bỏ ra lớn hơn so với việc mua nguyên liệu ở trong nước. Do vậy đối với việc xuất khẩu thủy sản của các đơn vị trong tỉnh, nguồn nguyên liệu chính vẫn do ngư dân đánh bắt. Nếu sản lượng đánh bắt đạt thấp thì đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến nguyên liệu đầu vào của các nhà máy chế biến. Quá trình này quyết định cho việc tồn tại của các công ty chế biến thủy sản và ngư dân.

Thế nhưng, trong khi các doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động được việc sản xuất, định hướng tăng hoặc giảm nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, thì ngư dân thì không có sự lựa chọn nào khác là phải ra ngư trường. Mà ngư trường không có sản lượng thì họ không có thu nhập. Khó khăn về vấn đề khai thác đang trở thành gánh nặng đối với nhiều ngành nghề khai thác thủy sản ở Khánh Hòa.

Theo Thạc sĩ Võ Thiên Lăng - Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa: "Trong 50 năm qua, năm 2013 là năm mà sản lượng thấp nhất, nguồn lợi cạn kiệt. Ngư dân không đánh bắt được. Vấn đề này trước mắt các nhà khoa học, các Viện nghiên cứu phải tìm lời giải để các nhà quản lý có tính định hướng. Còn nếu như năm 2014 vẫn như năm 2013 thì đây là vấn đề không nhỏ. Bản thân ngư dân họ cũng sẽ định hướng ngay, nếu như họ đánh thua lỗ liên tục như năm 2013, 2014 cũng y như vậy thì họ sẽ bỏ nghề, đó là điều chắc chắn".

Khánh Hòa hiện có khoảng 10.000 phương tiện đánh bắt, với hơn 50.000 người tham gia khai thác trên biển, vì vậy nếu nguồn lợi không đảm bảo thì thu nhập của cộng đồng ngư dân sẽ bị giảm mạnh, cuộc sống của bà con sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đây không chỉ là vấn đề mưu sinh của ngư dân mà còn là vấn đề về an sinh xã hội - bởi với ngư dân, nghề chính là đánh bắt thủy - hải sản và cũng là nguồn thu nhập chính của họ.

Trong khi chờ đợi sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, ngư dân Khánh Hòa rất cần sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học để tìm ra nguyên nhân cũng như các giải pháp hữu hiệu nhằm duy trì nghề khai thác thủy sản trên biển - vốn được coi là nguồn sống của ngư dân.


Related news

Sâu Đục Trái Tàn Phá Hàng Ngàn Ha Bưởi Sâu Đục Trái Tàn Phá Hàng Ngàn Ha Bưởi

Thời gian gần đây, nông dân trồng bưởi Năm roi, bưởi da xanh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang lao đao vì sâu đục trái hoành hành làm vườn bưởi bị thất thu.

Wednesday. June 6th, 2012
Nuôi Cá Trê Lai Xuất Khẩu Nuôi Cá Trê Lai Xuất Khẩu

Hiện nay, ở các huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Ô Môn, Thốt Nốt (TP Cần Thơ) đang phát triển mô hình nuôi cá trê lai cho hiệu quả kinh tế cao

Saturday. August 13th, 2011
Giá Cả, Dịch Bệnh Gây Áp Lực Lên Người Nuôi Tôm Giá Cả, Dịch Bệnh Gây Áp Lực Lên Người Nuôi Tôm

Hiện nay, các vùng nuôi tôm đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ nhưng giá tôm nguyên liệu liên tục giảm, trong khi các chi phí đầu vào, rủi ro dịch bệnh tăng cao khiến cho người nuôi tôm gặp khó khăn.

Sunday. June 10th, 2012
Chăn Nuôi Lãi Như Múc Nước Chăn Nuôi Lãi Như Múc Nước

Do tình hình thực phẩm khan hiếm, giá cả leo thang nên chưa bao giờ, người chăn nuôi lại có lãi như hiện nay. Có ông chủ trang trại còn sướng rân khoe: Chỉ một năm trúng miếng như năm nay, đã bằng cả chục năm ngụp lặn với nghiệp trang trại

Tuesday. August 16th, 2011
Thu Lợi Nhuận Cao Bằng Cách Xử Lý Chôm Chôm Ra Trái Nghịch Vụ Thu Lợi Nhuận Cao Bằng Cách Xử Lý Chôm Chôm Ra Trái Nghịch Vụ

“Trúng mùa mất giá”, hay “đụng hàng dội chợ” là những điệp khúc mà người nông dân luôn phải đối mặt. Để né tranh diệp khúc này, nhiều nông dân trồng cây ăn trái đã tìm hướng đi mới cho mình bằng cách xử lý cho cây ra trái vụ nghịch, mục đích bán được giá cao và nông dân trồng chôm chôm java Nguyễn Văn Sum ấp Phụng Đức A, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách đã thành công trong việc xử lý cho cây chôm chôm ra trái vụ nghịch. Năng suất đạt trên 6 tấn thu lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng.

Thursday. March 22nd, 2012