Thí điểm kéo dài thời gian thông quan thủy sản qua Cửa khẩu Kim Thành

Hoạt động xuất-nhập khẩu tại cửa khẩu Kim Thành
Thời gian thực hiện thí điểm đến hết ngày 31/3/2016.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Quốc phòng chỉ đạo Ủy ban Hợp tác quản lý cửa khẩu phía Việt Nam chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai và các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
Theo UBND tỉnh Lào Cai, hiện nay, thời gian thông quan hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tại Cửa khẩu đường bộ quốc tế số II Kim Thành, tỉnh Lào Cai từ 07h00 đến 17h00 hàng ngày.
Trong khi đó, thời gian vận chuyển hàng hóa thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc khi đến Cửa khẩu đường bộ số II Kim Thành thường từ 21h00 đến 23h00, phải đợi đến ngày hôm sau mới làm thủ tục xuất khẩu, ảnh hưởng đến chất lượng của hàng thủy sản.
Việc thực hiện thí điểm kéo dài thời gian thông quan từ 07h00 đến 22h00 nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc, thúc đẩy thương mại giữa cư dân biên giới.
Related news

Thời gian đầu, cây lúa phát triển không khỏe như giống đối chứng OM4900, nhưng sau đó, ưu thế của giống lúa lai KC06-1 phát huy hiệu quả, lượng nhánh sinh sôi mạnh hơn, giúp số bông lúa trên bụi nhiều hơn, hạt chắc hơn, ít hạt lép. Nhưng điều anh ấn tượng là giống lúa này không bị bệnh đạo ôn, loại bệnh phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Năm nay, Tết Nguyên đán vào đúng vào thời gian cao điểm để người dân xuống giống trồng cây khoai mì trong lòng hồ, nên nhiều gia đình ngay từ mùng 2 Tết đã tranh thủ ra đồng, xuống giống cho kịp thời vụ. Hiện không khí tại vùng đất bán ngập này diễn ra rất nhộn nhịp.

Sáng 27-02 tại xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang), Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) đã tổ chức hội thảo mô hình thâm canh và sản xuất hạt giống lúa lai thơm. Đây là một bước quan trọng của quá trình triển khai thực hiện Đề tài khoa học KC.06/11-15 do Thạc sĩ Dương Thành Tài – Phó Tổng Giám đốc SSC làm chủ nhiệm. Đề tài do Văn phòng các chương trình trọng điểm của Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.

Qua nắm bắt thông tin về mô hình trồng mồng tơi lấy hạt ở huyện Chợ Mới và huyện Châu Phú, ông Nguyễn Văn Mỹ là nông dân chuyên canh màu ở ấp Tân Hậu B2, xã Long An, TX Tân Châu, tỉnh An Giang đã mạnh dạn xuống giống trồng mồng tơi lấy hạt với diện tích 2.000 m2 và có ký kết hợp đồng tiêu thụ với giá thu mua hạt mồng tơi: 70.000 - 120.000đồng/kg hạt khô.

Sau một thời gian làm lụng, tích cóp, anh đã mua thêm đất để mở trang trại chăn nuôi lợn, gà và nâng diện tích trồng cây vải thiều lên 3ha. Nhưng chăn nuôi lợn, gà năm được, năm mất do dịch bệnh, chi phí thức ăn cao, lại mất nhiều công chăm sóc, trong khi trồng vải thiều thì lâm vào cảnh “được mùa, mất giá” hay “được giá, mất mùa”.