Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Dân Không Mặn Mà Tham Gia
Xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, là một trong 3 địa phương thực hiện thí điểm bảo hiểm trong lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh Bắc Ninh. Gia đình ông Lê Đắc Cẩm đang nuôi trên 2000 con gia cầm nhưng ông cho biết, gia đình ông cũng như bà con trong thôn vẫn chưa mua bảo hiểm nông nghiệp.
Nói về nguyên nhân không tham gia bảo hiểm nông nghiệp, ông Lê Đắc Cẩm cho biết: “Vừa qua tổ chức của xã đã giới thiệu tuyên truyền rất sâu rộng trong bà con chăn nuôi. Thế nhưng mà qua tình hình thực tế thì thấy là nhiều vấn đề trong bảo hiểm, chế độ bảo hiểm còn chưa đáp ứng được với nhu cầu của bà con chăn nuôi. Nó chưa thích hợp trong điều kiện hiện nay.”
Theo nhiều nông dân, thì loại dịch bệnh được tham gia bảo hiểm hiện nay quá hạn chế. Như đối với gia cầm chỉ là bệnh cúm gia cầm; đối với trâu bò, lợn chỉ là dịch lở mồm long móng và tai xanh. Trong khi các loại bệnh thường xuyên xảy ra như: gà rù, tụ huyết trùng, dịch tả thì không được bảo hiểm.
Đặc biệt, theo nhiều nông dân nơi đây, quy định chỉ được hỗ trợ kinh phí bảo hiểm nếu được xác nhận là vùng có dịch, và số lượng gia súc gia cầm thiệt hại phải chiếm trên 10% tổng đàn tham gia bảo hiểm trên địa bàn xã. Điều này khiến bà con nông dân không mặn mà tham gia bảo hiểm nông nghiệp.
“Dân người ta chỉ thắc mắc là tỉ lệ là nó phải là vùng dịch cúm thì mới được bồi thường thì nó bất cập. Ví dụ tổng thể 1 đàn ở xã này nó là 10 nghìn con thì thỉ lệ 9,9 % cũng không được bồi thường, vậy bất cập quá, nên dân người ta không tham gia bảo hiểm.”- Ông Lê Đắc Hòa, thôn Đông, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, Bắc Ninh chia sẻ.
Chính vì còn băn khoăn ở nhiều điểm nên hầu hết các hộ dân trên địa bàn được triển khai thực hiện thí điểm, vẫn chưa có ý định mua bảo hiểm cho gia súc gia cầm.
Ông Vũ Thanh Ninh, Trưởng phòng Chăn nuôi, Sở NN&PTNT Bắc Ninh cho biết: “Qua nắm bắt của các đại lý cũng như là của các đồng chí ở dưới cơ sở phản ánh lên thì chúng tôi cũng thấy rằng là cấi việc hưởng ứng chương trình thí điểm bảo hiểm vật nuôi của các hộ nông dân vẫn chưa mặn mà lắm. Một số hộ thì tỏ ý đồng tình nhưng phần đa là các hộ còn băn khoăn.”
Trong khi người dân không mặn mà tham gia thì phía doanh nghiệp Bảo Việt Bắc Ninh cũng cho biết gặp nhiều khó khăn từ cơ chế thực hiện ký kết thí điểm.
Ông Nguyễn Văn Tấn, Giám đốc Công ty Bảo Việt tỉnh Bắc Ninh cho biết: “Theo quy định chung thì tối thiểu là phải có 30% những hộ chăn nuôi cá lẻ trên địa bàn xã thì mới được tiến hành ký kết hợp đồng. Ở đây, chúng tôi cũng xác định chương trình này nó rất mới. Đặc biệt là cách tiếp cận sản phẩm vật nuôi này nó lại không như cũ, tức là chúng ta chỉ có bồi thường trong trường hợp thiên tai và dịch bệnh. Nên chúng tôi cho rằng chúng ta phải kiên định tuyên truyền cho bà con thấu hiểu chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp mà chúng ta làm ngày hôm nay.”
Có thể nói dù chủ trương thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp là một chính sách đúng đắn và thiết thực nhằm giảm giúp người nông dân giảm bớt thiệt hại, rủi ro trong sản xuất. Tuy nhiên, rõ ràng một khi những người nông dân – đối tượng được hưởng lợi từ chính sách này, lại băn khoăn và từ chối tham gia, thì thiết nghĩ các cơ quan có liên quan cần có những điều chỉnh để chính sách đó có tính khả thi hơn trên thực tế.
Related news
Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh kết hợp Trạm Bảo vệ thực vật huyện Gò Dầu tiến hành thả 1.000 cặp ong ký sinh trên rệp sáp bột hồng ở địa bàn một số ấp thuộc xã Cẩm Giang.
Thời điểm gần tới Tết Nguyên đán, nông dân trồng xoài cát Hòa Lộc xã Vĩnh Xương (TX. Tân Châu, An Giang) phấn khởi vì xoài bán cao giá. Anh Lâm Thanh Phong, ngụ ấp 1 (xã Vĩnh Xương) cho biết: Với 5 công đất, trồng 250 gốc xoài, anh thu lãi trên 50 triệu đồng.
Tháng 4, mùa cá chuồn về. Cứ tưởng nhiều ngư dân sẽ vui mừng khi khoang tàu đầy ắp cá và sẽ thu được một khoản tiền lớn. Thế nhưng, từ đầu mùa cá đến giờ, nhiều ngư dân ở cảng Sa Kỳ cảm thấy đắng lòng khi mùa cá chuồn năm nay rớt giá.
Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Vinh Hoan Corp) cho viết công ty vừa được nhận chứng nhận GlobalGAP vào tháng 12/2013 cho trại nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Hội nghị đã được nghe đơn vị tư vấn (Công ty TNHH Tư vấn sở hữu trí tuệ Việt) trình bày về dự án “xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận xoài Cam Lâm”.