Thêm Nhiều Doanh Nghiệp Thủy Sản Được Phép Xuất Khẩu Vào Nga

Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) vừa thông báo gỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản, cho phép thêm một số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.
Thông tin này được Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) công bố. Các doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang thị trường Nga lần này gồm: Doanh nghiệp tư nhân Anh Long, Chi nhánh Công ty CP Thủy sản số 1 - Nhà máy chế biến thực phẩm Tân Phú Trung, Xí nghiệp đông lạnh AGF9 (Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang) nhờ đảm bảo đủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm xuất khẩu sang nước này.
Trước đó, Nga đã cho phép 7 doanh nghiệp thủy sản khác của Việt Nam (gồm 5 đơn vị chế biến sản phẩm cá tra, ba sa đông lạnh và 2 đơn vị chế biến sản phẩm tôm đông lạnh) được xuất khẩu sang Nga sau khi ban hành lệnh cấm nhập khẩu từ đầu năm nay. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nga đạt 103,3 triệu USD.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm nay đạt 4,95 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ thủy sản Việt Nam lớn nhất, chiếm 22,8% tổng giá trị xuất khẩu với kim ngạch 8 tháng xấp xỉ một tỷ USD, tăng 38,58% so với cùng kỳ năm 2013.
Related news

Bà Thức cho biết, vì trồng thử nên bà không quan tâm lắm đến việc phòng trị bệnh cho ớt, nhưng tính toán lại, tổng cộng diện tích bờ ruộng khoảng 2 công, cả vụ ít nhất cũng thu hoạch được 200kg ớt/công, hiện giá bán là 20.000 đồng/kg, bà sẽ thu về hơn 10 triệu đồng. Bà Thức chia sẻ “Hôm vừa rồi trồng mùa thuận thì thấy trái dữ lắm, giá 15 ngàn/kg trở lên thì thấy có ăn”.

Ngày nay, xu hướng sản xuất theo hướng an toàn đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong vấn đề an toàn thực phẩm. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm bảo đảm một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và các khả năng nhiễm bẩn thực phẩm, an toàn cho người tiêu thụ.

Việc thâm canh tăng vụ thời gian qua luôn tiềm ẩn nguy cơ sản sinh nhiều loại dịch hại trên đồng ruộng. Theo nhiều nông dân, từ đầu mùa khô đến nay, trên nhiều cánh đồng trong tỉnh Sóc Trăng đã xuất hiện chuột cắn phá với tình hình căng thẳng hơn các năm trước.

Mùa mưa năm nay đến muộn hơn nên lịch xuống giống các cây trồng cạn ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ chủ yếu sử dụng nước mưa như cây bắp lai, cây đậu đều bị chậm lại. Những trà bắp tỉa đón mưa tại khu vực này mọc không đều, bị chết cây, héo lá; việc bón phân định kỳ không thực hiện được.

Trong mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, Ngành Nông Nghiệp khuyến khích và áp dụng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến hàng hóa nông – lâm - thủy sản để thúc đẩy sản xuất hàng nông sản chất lượng cao trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, vừa phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, thúc đẩy thương mại-dịch vụ phát triển.