Thay đổi bao bì nhập lậu đường cát Thái Lan
Đối tượng buôn lậu sử dụng hóa đơn xuất hàng, thay nhãn hiệu bao bì đường trong nước để đưa đường cát Thái Lan vào nội địa tiêu thụ.
Theo Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) tỉnh Tây Ninh, tình hình nhập lậu đường cát mang nhãn hiệu Thái Lan và Campuchia trên tuyến biên giới của tỉnh hiện nay vẫn không hề giảm mà còn có diễn biến phức tạp với thủ đoạn tinh vi hơn.
Đối tượng buôn lậu sử dụng hóa đơn xuất hàng của các nhà máy đường trong nước, tập kết đường lậu tại khu vực biên giới, sau đó thay nhãn hiệu bao bì đường trong nước để đưa vào nội địa tiêu thụ.
Bên cạnh thủ đoạn dùng xe gắn máy lén lút chở về mỗi lần từ 2 - 4 bao (mỗi bao 50kg) theo đường mòn vào ban đêm, các đối tượng còn trắng trợn sử dụng cả xe tải, máy cày, xe chở khách... vận chuyển đường nhập lậu mỗi chuyến từ vài trăm bao trở lên.
Nếu đưa về TP HCM tiêu thụ trót lọt, đối tượng buôn lậu có thể thu lợi bất chính khoảng vài chục triệu đồng mỗi chuyến. Khi bị phát hiện, đối tượng xuất trình hóa đơn mua hàng của các nhà máy đường trong nước để đối phó với cơ quan chức năng.
Nhận rõ được thủ đoạn tinh vi của các đối tượng buôn lậu, Công an tỉnh Tây Ninh đã phối hợp với lực lượng biên phòng và quản lý thị trường xây dựng kế hoạch tăng cường điều tra, trinh sát đường vận chuyển và điểm tập kết hàng tại gốc để có biện pháp đấu tranh, bắt giữ hàng nhập lậu đạt hiệu quả.
Chỉ trong tháng 8/2015, các lực lượng trên tuyến biên giới và quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh đã bắt giữ trên 100 tấn đường cát nhập lậu mang nhãn hiệu Thái Lan và Campuchia.
Tính từ đầu năm đến nay, số lượng đường nhập lậu bị các cơ quan chức năng của tỉnh bắt giữ đạt trên 300 tấn, trị giá hàng hóa tịch thu mặt hàng này đạt trên 3 tỷ đồng.
Related news
Tính đến cuối năm nay, toàn tỉnh có 308 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 151.120 tỷ đồng, trong đó có 39 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 4.165 triệu USD.
Quyết định 68 của Chính phủ về vay vốn mua sắm máy móc, thực hiện cơ giới hóa, giảm tổn thất trong thu hoạch... đã mở nhiều nút thắt, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp.
Vùng núi Cà Đam được thiên nhiên ưu đãi về đa dạng sinh học, nơi sinh trưởng của nhiều loại thảo dược quý, trong đó, có cây sâm “bảy lá”. Song, hiện nay loại sâm này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt khi hàng ngày có nhiều người vào tận rừng săn lùng để bán cho thương lái.
Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương (Thăng Bình) được ngư dân gọi là “ngôi nhà” chung. Hơn một năm ra đời đến nay nghiệp đoàn đã tiếp sức để ngư dân vượt qua những thời điểm khó khăn, yên tâm bám biển.
Khi Đề án quốc gia về cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, được Chính phủ phê duyệt, cũng là lúc Quảng Nam tất bật với việc xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng đường sá, điện lưới và hệ thống viễn thông lên sườn núi Ngọc Linh.