Người trồng trà Phú Hội nổi tiếng

Ông Trà Văn Pháp ở ấp Đất Mới, xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) trong vườn trà của mình.
Trong đó, ông Trà Văn Pháp ở ấp Đất Mới, xã Phú Hội là một trong số ít hộ còn giữ được vườn trà cổ thụ khoảng 80 tuổi với diện tích lớn.
Theo lời ông Pháp, vườn trà của ông được trồng từ thời cha mình.
Ngày ấy, vườn trước, vườn sau của ngôi nhà ông đang sinh sống hiện nay đều trồng trà và thu nhập chính của gia đình ông khi ấy là nhờ vào thu hoạch trà.
Thế rồi sau đó, trà các nơi đổ về với giá rất rẻ khiến trà Phú Hội cũng giảm giá theo.
Không sống được với nghề trồng trà, nhiều hộ trong xã đã chặt gần hết vườn trà để chuyển sang trồng cây khác cho thu nhập cao hơn.
Riêng ông Pháp vẫn cố gắng giữ lại vườn trà.
Dù vườn trà không còn được nguyên vẹn như xưa, nhưng ông vẫn là người còn giữ lại vườn trà lâu năm với diện tích lớn nhất ở Phú Hội.
Trải qua nhiều thăng trầm, cây trà Phú Hội được người tiêu dùng quay lại chọn lựa và coi như đây là một loại đặc sản quý, sẵn sàng chi ra hàng trăm ngàn đồng để mua 1 kg trà khô Phú Hội để thưởng thức.
Ông Pháp hay nói: “Cây trà gắn với tôi cả đời như chính họ Trà tôi mang”.
Ông Pháp chia sẻ: “Khoảng 4 - 5 năm trở lại đây, trà khô Phú Hội trở thành đặc sản được nhiều người dân trong vùng và TP.
Hồ Chí Minh đặt mua với giá hàng trăm ngàn đồng/kg.
Vào dịp tết, nhu cầu nhiều nguồn hàng ít nên giá có khi tăng gấp đôi cũng không có hàng để bán”.
Hiện nay, vườn trà của ông Pháp còn là điểm đến cho nhiều du khách trong và ngoài tỉnh khi du lịch tại huyện Nhơn Trạch.
Related news

Tây Nguyên vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 Âm lịch hàng năm trên các sườn đồi, dưới thung lũng dã quỳ nở hoa vàng rực.

Tháng 2-2011, Dự án Phát triển ca cao chứng nhận UTZ chính thức khởi động tại Bến Tre thông qua sự hỗ trợ của tổ chức Helvetas Việt Nam.

Năm 2003, sau khi được thành lập, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng tập trung ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô trên các đối tượng cây trồng chính như: khoai tây, dâu tây, các giống hoa cắt cành và giống địa lan phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên nhiều diện tích lúa mới xuống giống của nông dân khu vực đầu nguồn huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) bị thiệt hại, có diện tích người dân phải sạ lại, khiến chi phí sản xuất tăng cao.

Mùa lũ 2015, mực nước trên đồng thấp là điều kiện cho chuột sinh sôi, nảy nở tràn lan.